Tìm dấu vết nền văn minh quanh ngôi sao Tabby

GD&TĐ - Suốt thời gian dài, ngôi sao KIC 8462852, còn gọi là Tabby, đã làm các nhà thiên văn học ngạc nhiên bởi sự thay đổi độ sáng không đều đặn trong thời gian tương đối ngắn. 

Tìm dấu vết nền văn minh quanh ngôi sao Tabby

Các chuyên gia cũng tranh cãi về nguyên nhân gây ra hiện tượng bất thường này của ngôi sao. Một trong các giả thuyết nói rằng sự suy giảm độ sáng đó là kết quả hoạt động của một nền văn minh ngoài Trái đất.

Giả thuyết đầu tiên liên quan đến sự suy giảm độ sáng ngôi sao Tabby cho rằng một đám mây các sao chổi có thể ở gần ngôi sao, nên đã tình cờ che phủ một phần bề mặt ngôi sao.
Một giả thuyết khác nói rằng xung quanh ngôi sao có cái gọi là mặt cầu Dyson - một cấu trúc phi tự nhiên của một nền văn minh tiên tiến, phát triển hơn chúng ta rất nhiều.

Để xác định, có bao nhiêu phần trăm sự thật trong đó, các nhà thiên văn học bắt đầu tìm kiếm những tín hiệu chứng tỏ có nền văn minh nào đó ở gần ngôi sao khác thường này. Vừa qua, một nhóm các nhà thiên văn học ở ĐH Berkeley (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với mục đích tìm kiếm các chứng cớ về sự hiện diện của công nghệ ngoài Trái đất.

Các nhà khoa học đã phân tích 177 bức ảnh quang phổ ngôi sao Tabby với độ phân giải cao, chụp qua Kính viễn vọng Automated Planet Finder (đặt ở California, Mỹ).

Nghiên cứu được thực hiện trong dải bước sóng từ 374 đến 970 nm. Đối tượng tìm kiếm là các dấu vết laser với công suất trên 24 MW – đây là cận dưới của độ chính xác của thiết bị đối với khoảng cách đến ngôi sao là 1.470 năm ánh sáng. Một thuật toán đặc biệt đã phân tích quang phổ nhằm tìm kiếm các vạch phát xạ có thể xuất hiện trong quá trình phóng laser.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, người ta đã định nghĩa được 58 tín hiệu có thể là dấu hiệu hoạt động của nền văn minh ngoài Trái đất. Phát hiện này bất ngờ tới mức các chuyên gia không tin và bắt đầu tìm kiếm các lời giải hợp lý hơn.

Các nhà khoa học tiếp tục thực hiện các phân tích dữ liệu để xác định xem các tín hiệu đó là gì. Đã có phỏng đoán về tương tác bức xạ vũ trụ hoặc sự thay đổi trong quang phổ ngôi sao. Họ xác định rằng, các tín hiệu này không có liên quan gì đến bức xạ laser và nguồn gốc của chúng là các hiện tượng tự nhiên.

Mặc dù vậy, các tác giả công trình nghiên cứu cho rằng bí mật của ngôi sao Tabby vẫn chưa được giải mã hết và cần phải có các nghiên cứu tiếp theo đối với quang phổ ngôi sao Tabby và các ngôi sao khác. Điều này là khả thi nhờ phương pháp phân tích do họ phát triển với các thuật toán đặc biệt.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.