Tìm cơ chế tài chính giúp Giáo dục mầm non phát triển toàn diện

GD&TĐ - Sáng 21/1 tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị tham vấn về nghiên cứu quan hệ đối tác đổi mới và cơ chế tài chính đảm bảo giáo dục mầm non cho tất cả trẻ em tại Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu khai mạc tại hội nghị
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu khai mạc tại hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định: Giáo dục mầm non (GDMN) trong những năm gần đây được Đảng, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm, đã ban hành nhiều chủ trương chính sách đầu tư phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ của nhân dân.

Đặc biệt là gánh nặng ngân sách đầu tư cho GDMN còn rất lớn. Việt Nam hiện có hơn 80% trường công lập, bởi vậy lượng ngân sách đầu tư khá lớn trong khi đó mô hình đối tác công- tư trong GDMN còn hạn chế.

Tuy nhiên GDMN ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đó là vấn đề thiếu trường lớp mầm non ở các khu công nghiệp, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ chưa đồng đều ở các vùng miền, tình trạng thiếu giáo viên mầm non vẫn chưa được khắc phục, trình độ năng lực của một bộ phận GV, kĩ năng xử lí tình huống trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của một số GVMN còn hạn chế.

Đặc biệt là gánh nặng ngân sách đầu tư cho GDMN còn rất lớn. Việt Nam hiện có hơn 80% trường công lập, bởi vậy lượng ngân sách đầu tư khá lớn trong khi đó mô hình đối tác công- tư trong GDMN còn hạn chế.

Tại diễn đàn chính sách khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 3 về GDMN diễn ra tại Kathmandu Nepal tháng 6/2018, vấn đề tài chính đầu tư cho GDMN có chất lượng được xác định là vấn đề cần được ưu tiên. Đồng thời diễn đàn quan tâm giới thiệu các chính sách và cơ chế tài chính mới để góp phần mở rộng trách nhiệm của các bên liên quan đối với GDMN.

Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị

Để tìm giải pháp cho cơ chế tài chính phát triển GDMN, UNESCO Bangkok và Đại học Kobe Nhật Bản thực hiện Dự án nghiên cứu về cơ chế tài chính để đảm bảo GDMN các nước Lào, Campuchia, Việt Nam. Đặc biệt, việc phối hợp các cơ chế tài chính bền vững và khám phá các hoạt động tài chính mang tính đổi mới đột phá và sáng tạo.

Quá trình nghiên cứu này bắt đầu từ năm 2017, tập trung tại 3 quốc gia Lào, Campuchia, Việt Nam. Năm 2018, UNESCO Bangkok tiến hành nghiên cứu phát hiện cơ chế tài chính tại khu vực công lập và ngoài công lập, khai thác các thông tin từ cha mẹ trẻ và các nhà đầu tư để có những phát hiện mới về cơ chế tài chính ở trường công, trường tư, cách huy động nguồn lực để đảm bảo cho GDMN tất cả các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.

Hội nghị tham vấn về nghiên cứu quan hệ đối tác đổi mới và cơ chế tài chính đảm bảo giáo dục mầm non cho tất cả trẻ em tại Việt Nam do Bộ GD&ĐT phối hợp với UNESCO Hà Nội, UNESCO Bangkok và Đại học Kobe tổ chức nhằm công bố những nghiên cứu, tìm hiểu về quan hệ đối tác đổi mới cơ chế tài chính đảm bảo cho GDMN của Việt Nam và các nước trong khu vực.

Tại hội nghị, các đại biểu nghe các nhóm chuyên gia trình bày kết quả nghiên cứu tại Lào, Campuchia, Việt Nam. Thông tin tại hội nghị sẽ góp phần đề xuất các chính sách để phát triển nguồn nhân lực, tăng cường quan hệ đối tác đổi mới về cơ chế tài chính nhằm đảm bảo cho GDMN phát triển toàn diện tại các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ