Tiêu hủy đàn lợn mắc dịch tả châu Phi tại Hải Phòng

GD&TĐ - Trước tình hình dịch tả châu Phi đang lan rộng, một đàn lợn mắc bệnh dịch tại Hải Phòng nhanh chóng được cơ quan chức năng phát hiện và tổ chức tiêu hủy.

Những con lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi được đưa đi tiêu hủy, ảnh: CTV.
Những con lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi được đưa đi tiêu hủy, ảnh: CTV.

Trước đó vào ngày 18/02, đàn lợn được chăn nuôi tại hộ ông Vũ Văn Đạt (xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) có dấu hiệu bỏ ăn, sốt cao, nôn mửa, sau đó có 8 con lợn chết. Đến ngày 22/02, tiếp tục có 12 con lợn trong đàn có các dấu hiệu nói trên bị chết.

Ngay cùng ngày, Chi cục Chăn nuôi và Thú y và lực lượng chức năng địa phương đã đến và tiến hành kiểm tra. Tại thời điểm trên, lợn nhà ông Đạt còn 35 con cũng có triệu chứng giảm ăn, sốt. Tiếp đó, 5 mẫu của đàn lợn được gửi đi xét nghiệm dịch tả lợn châu Phi và kết quả cho thấy ó 2 mẫu dương tính virus dịch tả lợn châu Phi.

Để phòng ngừa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng tiếp tục lấy mẫu của 5 hộ chăn nuôi quanh khu vực hộ ông Đạt để đưa đi xét nghiệm. Chiều ngày 23/02, 38 con lợn mắc dịch đã được tổ chức tiêu hủy. Đồng thời, các đàn lợn còn lại trong xã được tiến hành tiêu độc khử trùng và giám sát chặt chẽ.

Được biết, số lượng lợn có nguy cơ cao trong vùng dịch là hơn 1800 con, vùng bị uy hiếp là hơn 3.700 con và vùng đệm là hơn 16000 con.

Hiện, hai chốt kiểm soát được thành lập tại xã Chính Mỹ nhằm kiểm soát việc vận chuyển lợn ra khỏi vùng dịch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trao quà Tết cho học trò nghèo tại huyện Krông Bông, Đắk Lắk. (Ảnh: HT)

Lặng thầm trao gửi yêu thương

GD&TĐ - Thời gian qua, Báo GD&TĐ tại miền Trung - Tây Nguyên thường xuyên phối hợp Hội nội thất ô tô Tây Nguyên hỗ trợ học bổng, quà cho học trò nghèo.

Trịnh Ngọc Thanh Tú nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: TT

Nữ sinh phố núi ước mơ thành cô giáo

GD&TĐ - Trịnh Ngọc Thanh Tú - lớp 12A1, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) luôn nuôi ước mơ làm cô giáo để nối tiếp truyền thống gia đình.