Tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Bệnh tiêu chảy gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống, nhưng điều trị cũng vô cùng đơn giản. Chỉ cần nắm rõ bị tiêu chảy nên ăn gì là bạn đã có thể làm thuyên giảm tình trạng này.

Việt quất là một trong những "siêu thực phẩm" giúp đánh bại tình trạng tiêu chảy.
Việt quất là một trong những "siêu thực phẩm" giúp đánh bại tình trạng tiêu chảy.

1. Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy có thể xảy ra với mọi lứa tuổi. Tiêu chãy là một triệu chứng không phải bệnh. Người bị tiêu chảy sẽ đi ngoài liên tục, kéo dài trong một hoặc hai ngày và thường không quá nghiêm trong.

Nhưng điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe như gây mất nước, khiến cơ thể kiệt sức, mệt mỏi.

Nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy là do nhiễm trùng vi khuẩn và điều này là do ăn phải thức ăn thiếu vệ sinh. Vậy khi bị tiêu chảy nên ăn gì?

2. Người mắc bệnh tiêu chảy nên ăn gì?

- Chuối: Có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu bao tử ngay lập tức. Ngoài ra chuối còn có lượng kali lớn, giúp cơ thể bổ sung các chất điện giải cơ thể đang cần.

Đặc biệt là với trẻ nhỏ. Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh. Chuối chính là thực phẩm phù hợp với trẻ nhất, vừa dễ ăn, vị ngon lại vừa dễ tiêu hóa.

- Táo: Lượng chất xơ trong táo là chất xơ hòa tan pectin rất dễ tiêu hóa. Hơn nữa, táo còn giúp cơ thể bổ sung đường tự nhiên ngay lập tức. Dùng 2-3 quả táo mỗi ngày sẽ làm giảm tình trạng tiêu chảy.

- Việt quất: Có nhiều công dụng hữu ích với dạ dày và đường ruột vì chứa hàm lượng lớn chất anthocynide đảm nhiệm vai trò như chất chống oxy hóa.

Loại chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại và làm giảm tình trạng viêm nơi dạ dày. Hơn nữa, quả việt quất còn có đặc tính làm se, giúp kết dính và giảm bài tiết các chất lỏng, từ đó tình trạng tiêu chảy cũng sẽ được giảm dần.

- Tinh bột: Những thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng, khoai lang có hàm lượng chất xơ thấp vì vậy hệ tiêu hóa không phải hoạt động quá nhiều.

Vì thế khi bị tiêu chảy nên ăn nhiều tinh bột để điều hòa lại cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, gạo nâu lại là loại gạo có nhiều chất xơ. Bạn cần đặt biệt lưu ý tránh dùng loại gạo này cho người bị tiêu chảy.

- Bánh mì nướng: Tinh bột trong bánh mì nướng đủ bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày.

- Thịt gà: Cơ thể người bệnh khi bị tiêu chảy không chỉ bị mất nước mà còn mất nhiều protein và dưỡng chất. Theo nhiều nghiên cứu, thịt gà là loại thực phẩm bổ dưỡng do giàu protein, sắt, kẽm, selen và các vitamin nhóm A, B, C, E. Do đó, việc chế biến thịt gà thành các món ăn như: gà hấp, cháo gà… sẽ giúp người bệnh dễ phục hồi sức khỏe.

Lưu ý: Với các món gà rán dùng nhiều dầu ăn sẽ không được khuyến khích trong khẩu phần ăn của người bệnh, do chúng chứa hàm lượng chất béo nhiều sẽ khiến dạ dày người bệnh càng thêm khó tiêu.

- Sữa chua: Trong sữa chua thường có các lợi khuẩn probiotic nên giúp bao tử dễ chịu, tiêu diệt vi khuẩn xấu. Tuy nhiên, những người bệnh tiêu chảy nặng cần lưu ý về việc sử dụng sữa chua theo chỉ định bác sĩ.

- Nước: Người bị tiêu chảy ít nhiều sẽ gặp tình trạng mất nước. Nếu mất nước kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Bạn cũng cần chú ý sử dụng nước lọc để hợp vệ sinh. Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng thêm nước chanh và nước trái cây pha loãng – những loại nước có chứa natri và kali bổ sung khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể người bị tiêu chảy.

- Trà: Một vài loại trà cũng được các bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân tiêu chảy như trà vỏ cam, trà hoa cúc. Với trà hoa cúc, hàm lượng ta-nanh có trong trà sẽ làm giảm co thắt ruột, điều trị tốt tiêu chảy, viêm đường ruột.

Trà vỏ cam cũng được cho là có tác dụng làm sạch khuẩn trong dạ dày, thích hợp cho người bị tiêu chảy

3. Một số lưu ý khi lên thực đơn cho người bị tiêu chảy

Giai đoạn 1: Giai đoạn phát triển (24-48 giờ đầu)

Bệnh nhân tiêu chảy nhiều, mất nước và điện giải nhiều, cần cho uống ORS và phối hợp truyền dịch mặn, ngọt. Ngoài ra còn cần có một chế độ ăn đủ nước và điện giải để chống lại sự mất nước, mất muối, đồng thời mang lại một số tối thiểu calo. Năng lượng khoảng 800kcalo, protein khoảng 15g.

Giai đoạn 2: Giai đoạn thuyên giảm

Tổng năng lượng đưa vào: 1.200kcalo trở lên. Trong đó: đạm (protein): 30g (khoảng 0,6g/kg/ngày); bột đường 250g trở lên; chất béo: 10g; muối nêm vừa miệng; nước uống theo nhu cầu, thêm nước quả.

Giai đoạn 3: Giai đoạn phục hồi

Ăn theo chế độ ăn bình thường có tăng đạm, calo, vitamin.

Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: Năng lượng = 1504,6kcalo. Trong đó: đạm: 52,27g calo từ đạm 13,5%; chất béo 11,04g calo từ chất béo 6,5%; bột đường 278,23g.

tieu chay nen an gi de nhanh khoi benh? - 3

Hoa quả luôn là "cứu cánh" cho mọi loại bệnh.

Chế độ ăn nâng dần khối lượng thực phẩm

Chuyển thức ăn lỏng dần sang thức ăn đặc. Cụ thể, thời gian đầu có thể chọn cháo lỏng, súp. Sau đó chuyển sang ngũ cốc, bột khoai, khoai lang nghiền, thịt nạc băm ...

Sắp xếp giờ ăn hợp lí

Giờ ăn cũng rất quan trọng trong chế độ ăn uống. Tùy thuộc theo tình trạng bệnh mà bác sĩ và người nhà bệnh nhân để sắp xếp giờ ăn hợp lí, bổ sung đủ chất cho bệnh nhân. Hạn chế việc bệnh nhân bỏ bữa vì sẽ khiến tình hình bệnh càng trầm trọng.

4. Người bị bệnh tiêu chảy không nên ăn gì?

Người bị tiêu chảy nên tránh các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh như bánh mì trắng, bánh rán, xúc xích…

Ngoại trừ sữa chua, thì người bị tiêu chảy cần hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa vì chúng có thể làm bệnh tiêu chảy nặng hơn hoặc sinh khí, đầy hơi.

Những loại trái cây hoặc rau quả có thể sinh khí nên loại bỏ khỏi thực đơn như cải bông xanh, ớt, đậu, đậu Hà Lan, quả mọng, mận, đậu xanh, rau lá xanh, và ngô.

Ngoài ra, cũng không nên uống cà phê, rượu và đồ uống có ga vì không tốt cho quá trình hồi phục của cơ thể.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì, để có thể tự điều trị tại nhà tình trạng này.

Theo Khám phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ