Tiết lộ “túi ba gang” của các đại gia Việt nghìn tỷ

"Túi ba gang" của những đại gia Việt nghìn tỷ dưới đây chính là nơi tạo ra lượng tài sản vô cùng lớn để các đại gia duy trì vị thế cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh doanh chính của mình trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay.

Tiết lộ “túi ba gang” của các đại gia Việt nghìn tỷ

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng muốn thâu tóm thị trường thương mại điện tử

Tiết lộ “túi ba gang” của các đại gia Việt nghìn tỷ - Ảnh 1

Cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh ngành thương mại điện tử non trẻ tại Việt Nam đang trở nên gay gắt, khi một số đại gia lớn trong lĩnh vực bất động sản đang muốn “tham chiến”. 

Trong đó, tỷ phú số một Việt Nam, ông chủ của Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng đang có nhiều kế hoạch muốn thâu tóm thị trường này.

VinEcom hiện là một trong những nhánh chuyên hoạt động lĩnh vực thương mại đang rất có tiếng tại Việt Nam của Vingroup – một trong những công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam và được thành lập dưới bàn tay của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng. 

Trong tháng 2/1014, VinEcom đã nhận được nguồn vốn đầu tư 50 triệu USD từ tập đoàn này để nhảy vào thị trường thương mại điện tử.

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, kể từ khi Vingroup công bố chiến lược chuyển sang đầu tư thương mại điện tử, thị trường đến lúc này vẫn tỏ ra hoài nghi liệu tập đoàn này có đủ không gian rộng lớn để phát triển một tham vọng trái ngành hay không. 

Trong đó, nhiều ý kiến cũng khẳng định, tỷ phú này đang “vung tay quá trán” với một ngành mà ông chưa rành. Tuy nhiên, từ tháng 2/2014 đến nay, ông Phạm Nhật Vượng đã chứng minh rằng chiến lược đầu tư vào thương mại điện tử của mình là đúng hướng, và xua tan mọi nghi ngại trên thương trường.

VinEcom đang manh nha một kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh bằng động thái thương thảo thâu tóm hoặc hợp tác kinh doanh với một số nhà phát triển thương mại điện tử lớn tại Việt Nam hiện nay, trong đó có trang Vật Giá, Hotdeal.vn, Cungmua.vn…

Một chuyên gia kinh tế cho Tinnhanhdiaoc.vn biết, ông Phạm Nhật Vượng quả là một nhà đầu tư rất khôn ngoan trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang trầm lắng hiện nay. 

Theo đó, chỉ có thông qua thương mại điện tử thì VinEcom mới đẩy được chiến lược phát triển bất động sản của tập đoàn mẹ ra thị trường, việc còn lại là thu về doanh số bán hàng.

“Nói cách khác, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang rất nóng khi mà hàng loạt nhà đầu tư lớn đang thâm nhập vào thị trường này. Do đó, không lý gì mà Vingroup lại có thể bỏ lỡ cơ hội này khi không cạnh tranh với những thương hiệu như Lazada, Tiki, Zalora, Lana Project và nhiều hơn nữa” - Chuyên gia này cho biết thêm.

Để có thể cạnh tranh trong một thị trường còn non trẻ và đang rất nóng, Vingroup đang có chiến lược “săn đầu người” là các chuyên gia lão luyện trên thị trường này về đầu quân cho mình.

Bầu Đức kiếm "núi tiền" từ đầu tư ngành mía đường

Tiết lộ “túi ba gang” của các đại gia Việt nghìn tỷ - Ảnh 2

Mía đường trở thành "cứu cánh" cho tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức

Dường như bầu Đức đầu tư vào ngành nào là ngành đó xôn xao. Từ bất động sản, cao su tới mía đường và gần đây nhất là “chăn bò”, bầu Đức đều nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận vì độ “chịu chơi”. Ở bất cứ ngành nào đã đầu tư, bầu Đức cũng mạnh tay rót cả trăm, ngàn tỷ đồng vào.

Đầu tư vào nông nghiệp từ năm 2008, tính tới nay, chỉ riêng mía đường, bầu Đức đã đổ vốn ngót ngét 90 triệu USD (hơn 1.800 tỷ đồng). Trong khi bất động sản mới đang hứa hẹn bội thu, cao su rục rịch cho trái ngọt thì mía đường đã mang về hàng ngàn tỷ đồng cho Hoàng Anh Gia Lai (HAG).

Từ năm 2013, mía đường đã trở thành “cứu cánh” cho HAG. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2013 của HAG đạt 950 tỷ đồng, tăng 160% so với năm 2012. 

Trong năm 2013, doanh thu ngành bất động sản chỉ ở mức khiêm tốn 247 tỷ đồng. Trong khi đó, ngành mía đường đóng vai trò cứu cánh khi mang về doanh thu 838 tỷ đồng và khoản lãi gộp 552 tỷ đồng. Đây là con số ấn tượng.

Tới quý 1/2014, mía đường tiếp tục hái trái ngọt cho HAG. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại HAG đạt 924,84 tỷ đồng, tăng 202,54 tỷ đồng, tương ứng 28,04% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng lưu ý, doanh thu từ mía đường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của HAG. 3 tháng đầu năm 2014, doanh thu từ mía đường đạt 492,29 tỷ đồng, tăng 161,57 tỷ đồng, tương ứng 48,85% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 50,06% tổng doanh thu của HAG

Điều đó cho thấy mía đường đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận của HAG. Trong năm 2014, mía đường còn hứa hẹn giúp HAG có nhiều bứt phá mạnh mẽ khi Tập đoàn này đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 1.460 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2013.

Dù chỉ là “lính mới” nhưng HAG vẫn hứa hẹn trở thành thế lực lớn trong ngành mía đường.

Ngay từ quý 1, HAG không hề thua kém so với “ma cũ”. Doanh thu từ quý 1/2014 của HAG là 492,29 tỷ đồng.

Trong khi đó, ngoài Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (BHS) có doanh thu vượt trội đạt 628,309, đa số các “ông lớn” còn lại đều kiếm được số tiền tương đương HAG.

Vinamilk đầu tư nuôi bò

Tiết lộ “túi ba gang” của các đại gia Việt nghìn tỷ - Ảnh 3

Vinamilk bắt đầu thực hiện việc chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam từ năm 2006 (hiện có 5 trang trại bò sữa).

Theo một nghiên cứu của cơ quan nghiên cứu thị trường, trong 20 năm qua, tiêu thụ sữa ở Việt Nam tăng hơn 20 lần (trong đó Vinamilk đóng góp phần lớn). 

CEO của Vinamilk là bà Mai Kiều Liên, bà được sinh ra ở Pháp vào năm 1953, học nghiên cứu chế biến sữa ở Liên Xô cũ và sau đó trở về Việt Nam. 

Bà được Forbes bình chọn là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực của châu Á. Vinamilk bắt đầu thực hiện việc chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam từ năm 2006 (hiện có 5 trang trại bò sữa).

Hiện nay, Vinamilk đang tập trung đầu tư chiều sâu hơn 1.600 tỉ đồng vào hệ thống các trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp và sử dụng công nghệ cao của Thụy Điển và Mỹ trong chăn nuôi nhằm mục tiêu nội địa hóa khoảng 40% nguyên liệu đầu vào cho sản xuất năm 2016.

Năm 2013-2014, Vinamilk mở thêm 2 siêu nhà máy mới sản xuất sữa bột và sữa nước ở Bình Dương, với tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Vinamilk cũng đầu tư 19,3% cổ phần tại nhà máy Miraka (New Zealand). 

Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt trên 31 nước. Các mặt hàng xuất khẩu gồm sữa bột trẻ em, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa nước, nước giải khát, sữa đậu nành, sữa chua. 

Chiến lược xuất khẩu của Vinamilk trong 3 năm tới là tập trung vào thị trường Trung Đông, châu Phi, Cuba, Mỹ. Để tiếp tục phát triển tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm, trong năm 2014, Vinamilk chính thức động thổ nhà máy tại Campuchia. Dự án có tổng vốn đầu tư 23 triệu USD, trong đó Vinamilk có tỉ lệ nắm giữ sở hữu 51%.

Năm 2015, khi dự án đi vào hoạt động doanh thu năm đầu tiên ước tính đạt khoảng 35 triệu USD và tăng dần qua các năm sau. Vinamilk còn đầu tư vào Ba Lan, với quy mô khoảng 3 triệu USD. 

Dự án này sẽ đóng vai trị cung cấp nông sản và gia súc để hỗ trợ sản xuất các sản phẩm sữa, đồ uống, là những ngành hàng cốt lõi của Vinamilk. Dự án này giúp Vinamilk tiếp cận và mở rộng ở thị trường châu Âu.

Ngoài đầu tư dự án mới, Vinamilk cũng rất thành công trong việc đầu tư và vận hành một loạt dự án đã được đầu tư trước đó. Tại Mỹ, Vinamilk đã mua 70% cổ phần của nhà máy sữa Driftwood, đem lại doanh thu hơn 2.600 tỉ đồng cho Vinamilk trong năm 2014. 

Driftwood là một trong những nhà sản xuất sữa lớn nhất tại California và là nhà cung cấp sữa cho hệ thống trường học theo chương trình sữa học đường của Los Angeles thuộc bang California.

Theo doisongphapluat.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ