Tiết lộ bất ngờ về bộ tộc bí ẩn ‘thấy người lạ là giết’ trên đảo hoang ở Ấn Độ

Một nhà nhân chủng học người Ấn Độ, từng là một trong những người đầu tiên đến thăm người Sentinel và có mối quan hệ thân thiện với họ chia sẻ những điều bất ngờ về bộ tộc bí ẩn này.

Tiết lộ bất ngờ về bộ tộc bí ẩn ‘thấy người lạ là giết’ trên đảo hoang ở Ấn Độ

Cuối tháng 11/2018, du khách người Mỹ John Allen Chau cố tình tiếp cận một bộ tộc trên đảo hoang ở Ấn Độ Dương, nổi tiếng cự tuyệt giao lưu với thế giới bên ngoài, kết quả thanh niên này đã bị giết chết bằng nhiều mũi tên bắn và thi thể cho tới nay vẫn chưa thể lấy lại bất chấp những nỗ lực của giới chức trách Ấn Độ. 

Sau cái chết của John Allen Chau, nhiều điều đã được viết và nói về Đảo Bắc Sentinel trong quần đảo Andaman là nơi cư ngụ của người Sentinel, những tình tiết xung quanh cái chết và sự hung hăng thù địch của những tộc nhân này.

Trong quá trình nghiên cứu về bộ tộc bí ẩn này, tiến sĩ Madhumala Chattopadhyay, nhà nhân chủng học Ấn Độ được nhắc đến nhiều nhất.

Bộ tộc bí ẩn ‘thấy người lạ là giết’ trên đảo hoang ở Ấn Độ: Những tiết lộ bất ngờ-1

 Tiến sĩ Madhumala Chattopadhyay. (Ảnh: India Times).

Bà Madhumala Chattopadhyay hiện làm việc tại Bộ Tư pháp xã hội và trao quyền Ấn Độ. Bà đã dành 6 năm ở quần đảo Andaman (1989-1996) và gặp cả 6 bộ tộc bao gồm Jarawa, Onge, Sentinel, Nicobar, Great Andaman và Shompen.

Nhà nhân chủng học đã tiết lộ nhiều điểm bất ngờ từ những nghiên cứu về người Sentinel, những người được cho là sống biệt lập với thế giới bên ngoài, hung hăng và sẽ giết bất cứ người lạ nào đến gần hòn đảo của họ.

Bộ tộc bí ẩn ‘thấy người lạ là giết’ trên đảo hoang ở Ấn Độ: Những tiết lộ bất ngờ-2

 Bà Madhumala tặng dừa cho dân đảo. (Ảnh: Madhumala).

Những tiết lộ bất ngờ

Theo bà Madhumala, phụ nữ là người kiểm soát bạo lực trong những bộ tộc như người Sentinel. Tiến sĩ Madhumala đã phải đối mặt với rất nhiều rào cản từ cơ quan chức năng để đến được hòn đảo Bắc Sentinel, do hòn đảo này bị cấm tiếp cận để bảo vệ cả dân đảo và những người bên ngoài.

Lần đầu bà tới hòn đảo vào buổi sáng 4/1/1991 cùng với các thành viên đoàn khác và tổ chức một bài tập thả quà. Họ sẽ đẩy những quả dừa cho người dân bộ tộc qua nước. Hoạt động này kéo dài suốt 4 giờ cho đến khi một cậu bé bắt đầu nhắm vào một thành viên đoàn. Một người phụ nữ Sentinel đứng cạnh cậu bé này.

Nhìn thấy người phụ nữ, bà Madhumala gọi: “Kayeerie Esera, Naryali Jaba Jaba”. Câu này có nghĩa là: “Mẹ ơi hãy đến đây. Lấy thêm nhiều dừa nữa đi".

Bộ tộc bí ẩn ‘thấy người lạ là giết’ trên đảo hoang ở Ấn Độ: Những tiết lộ bất ngờ-3

(Ảnh: Madhumala).

Tiến sĩ đã gặp những người phụ nữ Onge và Car Nicobar trước đó và bà có suy nghĩ rằng những người phụ nữ là người kiểm soát bạo lực trong các bộ tộc. Khi nhà nhân chủng học lần đầu nói chuyện với người phụ nữ Sentinel bằng ngôn ngữ của họ, bà đã ngăn được mũi tên tấn công.

“Họ chỉ giống như chúng ta thôi. Tất cả đều phụ thuộc vào cách tiếp cận"  - bà nói.

Tiến sĩ Madhumala cho biết trong quá trình nghiên cứu của mình, không có người đàn ông bộ tộc nào từng đối xử không tốt với bà.

Bà không chỉ được chào đón ấm áp mà những người phụ nữ Jarawa còn tặng bà những món đồ như dây buộc tóc, bùa đeo tay làm từ vỏ cây và lá. Bà cũng tham gia vào lần thám hiểm liên lạc thứ hai, diễn ra ngày 21/2/1991.

Theo Tiến sĩ Madhumala, có nhiều quan điểm khác nhau về dân số của các bộ tộc này sau trận sóng thần năm 2004. Bà nói số người không giảm đi trong thảm họa vì họ biết cách sống sót trong những thiên tai như vậy.

Theo bà, các tộc nhân là người theo thuyết vật linh, họ sùng bái thiên nhiên, cầu nguyện với trời, mặt trời, biển. “Như những người Onge tôi từng gặp, họ hát cả đêm khi trăng tròn. Khi thủy triều lên hoặc trời mưa, họ nói đừng ra ngoài. Họ biết cách vượt qua tất cả những thứ đó để sống sót”. Đối với họ thiên nhiên chính là tôn giáo.

Bộ tộc bí ẩn ‘thấy người lạ là giết’ trên đảo hoang ở Ấn Độ: Những tiết lộ bất ngờ-4

 Tiến sĩ Madhumala và người phụ nữ Jarawa. (Ảnh: Madhumala).

"Là một nhà nhân chủng học, tôi tin rằng nên để họ một mình"

Tiến sĩ Madhumala kể, có lần bà đến thăm bộ tộc Onge để lấy mẫu máu và gen của họ để nghiên cứu. Khi nhìn thấy những thành viên khác đi cùng bà, người Onge trốn sau cây và đi sâu vào rừng.

“Bạn không thể ép họ. Đầu tiên bạn phải xây dựng mối quan hệ với họ. Là một nhà nhân chủng học, tôi có thể nói khi nào họ không đồng ý bằng cử chỉ, khi nào họ muốn nói là đừng đến, khi đó chúng ta nên làm theo như vậy.” – bà nói.

Chính phủ Ấn Độ đã quyết định từ bỏ thám hiểm sâu hơn đối với đảo Sentinel, tin rằng tiếp xúc quá thường xuyên có thể làm hại đến cộng đồng nguyên thuỷ nhỏ này.

Bộ tộc bí ẩn ‘thấy người lạ là giết’ trên đảo hoang ở Ấn Độ: Những tiết lộ bất ngờ-5

Bà Madhumala với người Jarawa. (Ảnh: Madhumala).

Nói về John Allen Chau, bà cho rằng du khách người Mỹ nên tiếp cận dân đảo từ từ và lắng nghe họ nếu họ không đồng ý. “Họ hành động khó đoán như những đứa trẻ.” Bà cho rằng sẽ không thể đưa thi thể du khách Mỹ trở về vì người Sentinel sẽ không cho phép.

"Họ rất thông minh. Chúng ta nghĩ mình đang nghiên cứu họ nhưng thực tế họ đang nghiên cứu chúng ta."

Bộ tộc bí ẩn ‘thấy người lạ là giết’ trên đảo hoang ở Ấn Độ: Những tiết lộ bất ngờ-6

Bà Madhumala và cộng sự với người Sentinel năm 1991. (Ảnh: Madhumala).

Bộ tộc bí ẩn ‘thấy người lạ là giết’ trên đảo hoang ở Ấn Độ: Những tiết lộ bất ngờ-7

Bà Madhumala với người Jarawa. (Ảnh: Madhumala).

Theo Tintuconline

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trao quà Tết cho học sinh nghèo ở Trường PTDTBT THCS Trung Lý (Mường Lát, Thanh Hóa).

Không để học sinh nào mất Tết

GD&TĐ - Chuẩn bị Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giáo viên nhiều trường học vùng khó ở Thanh Hóa lại ngược xuôi lo Tết cho học trò.

Đường lên bản Kim mây mù giăng kín. Ảnh: Hồng Nhung.

Vùng biên mùa hoa nở

GD&TĐ - Những chiếc lá cuối Đông lác đác nằm nghiêng mình dưới gốc bàng.

Chelsea thắng lớn ở FA Cup

Chelsea thắng lớn ở FA Cup

GD&TĐ - Chelsea thể hiện sức mạnh vượt trội khi vùi dập đội bóng hạng dưới Morecambe với tỷ số 5-0 để tiến vào vòng 4 FA Cup.