Tiếp tục những thói quen này, dù yêu nhau đến mấy cũng sớm rạn nứt

Trên thực tế, để chuyện tình cảm kết thúc có hậu, cả hai bạn đều cần cố gắng rất nhiều. Dưới đây là một số thói quen, cách cư xử với nửa kia dễ dẫn đến chuyện tình cảm tan vỡ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Coi cái tôi của mình hơn tất cả

Mọi người đều thích cảm giác được yêu, được chiều chuộng, được trân trọng nhưng trong tình yêu, bạn không thể chỉ mong mình được "yêu" mà không thể hiện tình yêu, sự trân trọng của bản thân mình với người ấy. Đừng luôn nghĩ rằng "Anh ấy không hiểu", “Tại sao anh ấy không chiều lòng mình?” "Tại sao anh ấy không hy sinh vì mình?", mà hãy đặt mình vào vị trí của người kia để suy xét mọi chuyện.

Đắm chìm trong quá khứ           

Mọi người đều có quá khứ và có cách đối xử với nửa kia trong quá khứ khác nhau. Đừng coi tình yêu hiện tại là tình yêu trước đó. Nếu bạn đã từng bị phụ bạc và luôn nghĩ người yêu hiện tại sẽ phụ bạc mình, chuyện tình cảm của bạn rồi sẽ chẳng đi đến đâu.  

Tranh luận ai đúng và ai sai           

Sau thời kỳ làm quen, tán tỉnh, khi bạn và nửa kia đã trở nên gắn bó, sẽ có rất nhiều cuộc cãi vã xảy ra. Nhưng cãi vã không phải là để phân định rõ ràng ai đúng, ai sai mà là cách để cả hai bạn hiểu rõ hơn về nhau.

Vì vậy, đừng quá quan trọng đến chuyện thắng thua, sai đúng trong mỗi cuộc cãi vã.

Tiếp tục những thói quen sai lầm này, dù yêu nhau đến mấy cũng sớm rạn nứt, chia lìa

Không hiểu anh/cô ấy mà chỉ chờ đợi anh/cô ấy hiểu bạn

Tình yêu là sự tương hỗ, một mối quan hệ hai chiều được duy trì bằng sự cố gắng của cả hai bên. Bạn luôn phàn nàn, cáu giận vì anh ấy không hiểu bạn nhưng đã từng cố gắng tìm hiểu nửa kia hay không?

Trước khi người kia có thể hiểu rõ về con người bạn, hãy dành nhiều thời gian và tâm trí để tìm hiểu anh ấy.

Theo Emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...