Tiếp tục đẩy mạnh chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ

Tiếp tục đẩy mạnh chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ

(GD&TĐ) - Sáng 30-3, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn tham vấn Tình hình thực hiện Công ước Chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) tại Việt Nam: Thành tựu và định hướng trong tương lai.

Các đại biểu tham luận tại diễn đàn
Các đại biểu tham luận tại diễn đàn

Việt Nam phê chuẩn công ước CEDAW vào năm 1980 và chính thức có hiệu lực năm 1982. Từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã báo cáo với Ủy ban CEDAW nhần lần. Những kết luật trong cuộc họp Ủy ban CEDAW năm 2007 đã được Chính phủ Việt Nam thực hiện, thông qua việc xây dựng Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới 2011-2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới 2011-2015.
Trong 5 năm qua, Việt Nam là một trong 7 nước trong khu vực tham gia vào Chương trình CEDAW Đông Nam Á của UN Women do CIDA tài trợ. Trong giai đoạn 2 của Chương trình (2012-2015) hướng đến: Nâng cao nhận thức về quyền con người của phụ nữ và tăng cường sự hiểu biết về CEDAW trong các tổ chức vã xã hội dân sự ở các quốc gia thành viên; tăng cường năng lực của Chính phủ và xã hội dân sự để thúc đẩy quyền con người của phụ nữ tại cấp quốc gia và cấp khu vực; đóng góp vào việc tăng cwongf các cam kết quốc gia đối với việc thực hiện CEDAW bằng cách phổ biến CEDAW; hỗ trợ tăng cường năng lực và kiến thức của phụ nữ để đòi hỏi quyền lợi được công bằng của họ.

Bà Pratibha Mehta, Điều phố viên thường trú Liên Hợp quốc tại Việt Nam cho biết: mặc dù có nhiều nỗ lực và đạt được những kết quả đáng kể khi triển khai CEDAW tai Việt Nam, nhưng vẫn còn tồn tại và nhiều thách thức. Tình trạng bạo lực gia đình và sự phân biệt trên cơ sở giới tính vẫn tồn tại và một số nhóm phụ nữ cụ thể vẫn đang chịu tình trạng bất bình đẳng, ví dụ như sự khác biệt về tuổi nghỉ hưu. Việt Nam có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao và có xu hướng tăng lên, hiện ở mức 110,6 trẻ sơ sinh nam và 100 trẻ sơ sinh nữ. Phụ nữ vẫn được trả lương thấp hơn nam giới và họ trập trung trong khu vực phi chính thức, nhất là các lao động gia đình không được trả công. Do vậy, vẫn cần phải có nhiều nỗ lực để thúc đẩy bình đẳng giới, triển khai hiệu quả và hiệu lực các chính sách, luật pháp hiện tại.

Chương trình CEDAW sẽ tiếp tục được thực hiện trong Kế hoạch chung Liên Hợp quốc 2012-2016 đã được Liên Hợp quốc và Chính phủ Việt Nam kỳ ngày 27-3-2012. Trong vòng 5 năm tới, CEDAW sẽ trập trung vào nâng cao năng lực của các tổ chức Chính phủ, là các cơ quan có chức năng để giải quyết vấn đề bình đẳng giới và của các tổ chức xã hội dân sự.

Tin, ảnh: Vũ Thành


 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.