Tiến tới chấm dứt buôn bán, tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và nhận thức rõ sự cần thiết trong công tác bảo tồn, bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã quý, hiếm đang trong tình trạng nguy cấp; đã tích cực triển khai và hoàn thiện chính sách, các quy định của phát luật liên quan.

Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Đây là khẳng định của ông Phạm Đình Toản, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tại tọa đàm “Chính sách, pháp luật bảo vệ động, thực vật hoang dã của Việt Nam” do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Chương trình động vật hoang dã châu Á của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 26/7 tại Hà Nội.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi ý kiến và đưa ra những kiến nghị nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý và bảo tồn sự đa dạng sinh học trong thời gian tới, trong đó bao gồm việc thúc đẩy công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức nhằm chấm dứt thói quen và hành vi sử dụng động vật hoang dã.

Bà Sarah Fergusson, Giám đốc Văn phòng Dự án tổ chức Traffic tại Việt Nam cũng nhận định, Việt Nam là quốc gia được bọn tội phạm buôn bán trái phép động vật hoang dã lợi dụng để chung chuyển sản phẩm động, thực vật hoang dã quý hiếm. Trong đó có những loài động vật hoang dã đang trong tình trạng nguy cấp. Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và triển khai thành công các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi bảo vệ động, thực vật hoang dã. Từ đó đã làm thay đổi hành vi của những người sử dụng động vật hoang dã, đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân.

Để tiến tới chấm dứt buôn bán, tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã, tại buổi tọa đàm, ông Tăng Xuân Phương, Phó trưởng Phòng Điều tra, xử lý vi phạm về Lâm nghiệp, Cục kiểm lâm, Bộ NN&PTNT đề xuất mở các lớp tập huấn chuyên đề nâng cao năng lực các cơ quan thực thi luật trong vấn đề kiểm soát buôn bán động vật hoang dã, đồng thời tiếp tục truyền thông thực hiện các chiến dịch tuyên truyền giảm cầu, nâng cao nhận thực bảo vệ động vật hoang dã…

Đại diện Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề xuất hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật và quản lý dữ liệu để bảo vệ các loài nguy cấp, xây dựng mở rộng mối quan hệ đối tác và quy mô, thể chế hóa các chiến dịch thay đổi hành vi, làm giảm nhu cầu tiêu thụ các loài nguy cấp, tăng cường nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về bảo tồn loài…

Ông Phạm Đình Toản, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, các giải pháp được đề xuất tại tọa đàm là những gợi ý để hoạch định những chiến lược hiệu quả hơn trong thời gian tới. Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự chia sẻ, hợp tác với chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế, song song với việc hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong nước nhằm chấm dứt vấn nạn buôn bán và tiêu thụ trái phép các sản phẩm từ động vật hoang dã nguy cấp, hiếm, góp phần bỏa tồn, bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Theo Baochinhphu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo dục 'mới' tại Indonesia hướng tới 4 trụ cột.

Lộ trình giáo dục mới của Indonesia

GD&TĐ - Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục Tiểu học và Trung học Indonesia, ngành Giáo dục cần cải thiện 4 trụ cột để đạt được mục tiêu 'Indonesia Vàng 2045'.

Minh họa/INT

Bản cam kết ở Làng Nủ

GD&TĐ - Thầy Nguyễn Xuân Khang được biết đến là người thầy đầu tiên đã nhận nuôi toàn bộ số cháu nhỏ còn sống sót sau trận lũ quét ở Làng Nủ hôm 10/9/2024.