Tiến sĩ kỹ thuật mong muốn góp sức xây dựng quê hương

GD&TĐ - TS Nguyễn Ngọc Thắng (Trường ĐH Tiền Giang) luôn tâm huyết học tập, nghiên cứu, đào tạo nhân lực phục vụ cho sự phát triển của quê hương.

TS Nguyễn Ngọc Thắng cùng sinh viên.
TS Nguyễn Ngọc Thắng cùng sinh viên.

TS Nguyễn Ngọc Thắng hiện là Phó trưởng Khoa, Khoa Kỹ thuật Công nghệ (Trường ĐH Tiền Giang). Hơn 18 năm gắn bó với sự nghiệp Giáo dục, làm công tác chuyên môn, giảng dạy, quản lý và luôn tâm huyết với công tác đào tạo nhân lực.

Chia sẻ về lĩnh vực đang nghiên cứu, giảng dạy, TS Nguyễn Ngọc Thắng cho biết: “Là một người con sinh ra, lớn lên và làm việc tại Đồng bằng sông Cửu Long, bản thân thấu hiểu những vấn đề đang tồn tại ở nơi đây như đường sá, đê đập, nhà cửa, sông ngòi... Do đó các vấn đề về giảng dạy, chuyên môn và nghiên cứu tôi luôn hướng về vùng đất Nam Bộ này”.

Quê hương ở xã Quơn Long (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang), chàng trai trẻ Nguyễn Ngọc Thắng luôn nỗ lực trong học tập: Năm 2004 lấy bằng tốt nghiệp đại học Kỹ thuật xây dựng, chuyên ngành Thủy lợi, thủy điện và cấp thoát nước (Trường ĐH Bách Khoa TPHCM). Bằng Thạc sĩ năm 2008 ngành Kỹ thuật xây dựng - chuyên ngành: Kiến trúc và kỹ thuật xây dựng (Trường ĐH Công nghệ Toyohashi, Nhật Bản).

Một năm sau (năm 2009), lấy bằng Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng - chuyên ngành Địa kỹ thuật xây dựng (Trường ĐH Bách Khoa TPHCM). Bằng Tiến sĩ năm 2017 ngành Kỹ thuật xây dựng - chuyên ngành: Địa kỹ thuật xây dựng (Trường ĐH Bách Khoa TPHCM).

Với tâm huyết và nỗ lực trong nghiên cứu, giảng dạy, TS Nguyễn Ngọc Thắng hướng dẫn thành công 6 học viên sau đại học. Hoàn thành 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường; 1 đề tài cấp Bộ. Đã công bố 22 bài báo khoa học, trong đó có 8 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín. Đã xuất bản 4 sách, trong đó 4 sách thuộc nhà xuất bản có uy tín.

TS Nguyễn Ngọc Thắng hiện là Phó trưởng Khoa, Khoa Kỹ thuật Công nghệ (Trường ĐH Tiền Giang).

TS Nguyễn Ngọc Thắng hiện là Phó trưởng Khoa, Khoa Kỹ thuật Công nghệ (Trường ĐH Tiền Giang).

Năm học 2022 - 2023 TS Nguyễn Ngọc Thắng tổ chức triển khai nhiệm vụ đào tạo, tổ chức triển khai nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế và xây dựng các điều kiện đảm bảo hoạt động chuyên môn của Khoa Kỹ thuật Công nghệ.

Hoàn thành đánh giá ngoài chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng và Công nghệ kỹ thuật cơ khí do Khoa quản lý. Tham gia tích cực việc phát triển chương trình đại học ngành Kỹ thuật xây dựng tại trường. Tham gia các hội đồng thẩm định chương trình đào tạo, hội đồng xây dựng phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, tổ đảm bảo chất lượng giáo dục, lập hồ sơ và đăng ký mở ngành Kỹ thuật xây dựng trình độ thạc sĩ.

Công tác nghiên cứu, hoàn thành 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Nghiên cứu ứng suất và biến dạng của nền móng công trình lân cận do ảnh hưởng của quá trình thi công ép cọc”. Chủ biên xuất bản 1 sách chuyên khảo “Phòng chống xói lở cống vùng đồng bằng sông Cửu Long” Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Năm học 2022 - 2023 đã công bố 6 bài báo khoa học với vai trò là tác giả chính, trong đó có 3 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín. Được công nhận 1 sáng kiến kinh nghiệm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn tỉnh Tiền Giang.

Bên cạnh công tác giảng dạy, nghiên cứu tại Trường ĐH Tiền Giang, TS Nguyễn Ngọc Thắng còn được Trường ĐH Kinh tế công nghiệp Long An; Phân hiệu ĐHQG TPHCM tại tỉnh Bến Tre mời giảng và tham gia các Hội đồng bảo vệ Đồ án tốt nghiệp và Luận văn thạc sĩ; là thành viên phản biện thường xuyên cho một số tạp chí khoa học chuyên ngành…

Với những thành tích đạt được, TS Nguyễn Ngọc Thắng được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm liền; danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang… Năm 2023, TS Nguyễn Ngọc Thắng được Bộ GD&ĐT chọn là Nhà giáo tiêu biểu tham dự “Lễ tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều tỉnh thành phía Bắc thiệt hại nặng nề sau bão Yagi. Ảnh: INT

Những siêu bão năm Giáp Thìn

GD&TĐ - Nhìn vào lịch sử những cơn bão lớn gây hậu quả nghiêm trọng, thật là trùng hợp khi chúng đang lặp lại theo chu kỳ 60 năm.

10 ngày phản công Kursk

10 ngày phản công Kursk

GD&TĐ - Sau gần 10 ngày phản công ở Kursk, quân Nga đã giành lại nhiều làng mạc và thị trấn, bản đồ khu vực kiểm soát của Ukraine đã bị thu hẹp đáng kể.