Tiến bộ công nghệ và bối cảnh đổi mới thương mại và đầu tư

GD&TĐ - Chiều 9/1 tại Trường ĐH Ngoại thương đã Hội thảo quốc tế “Tiến bộ công nghệ và bối cảnh mới đối với thương mại và đầu tư quốc tế”.

Hội thảo quốc tế “Tiến bộ công nghệ và bối cảnh mới đối với thương mại và đầu tư quốc tế”.
Hội thảo quốc tế “Tiến bộ công nghệ và bối cảnh mới đối với thương mại và đầu tư quốc tế”.

Tham dự Hội thảo có đại diện các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, đại diện Ban Kinh tế Trung ương, Bộ GD&ĐT, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Bộ Công thương, cùng các trường đại học đối tác nước ngoài.

Hội thảo được tổ chức nhằm xây dựng một diễn đàn trao đổi, thảo luận và xúc tiến các ý tưởng nhằm phát huy vai trò tiến bộ công nghệ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đến hoạt động thương mại và đầu tư, từ đó kết nối các chủ thể ngành, cơ quan nhà nước, cơ sở GD-ĐT, đồng thời nâng cao năng lực thích ứng của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thực thi các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các FTA thế hệ mới.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho biết: Tiến bộ công nghệ là động lực chính của sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập và mức sống nhân dân. Trong bối cảnh mới về thương mại và đầu tư quốc tế, các vấn đề phi thương mại trong các FTA thế hệ mới và tác động của việc thực thi những cam kết này đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như vai trò của các cơ sở giáo dục đại học trong việc nâng cao năng lực thích ứng với bối cảnh mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Các đại biểu trong và ngoài nước tham gia Hội thảo.

Các đại biểu trong và ngoài nước tham gia Hội thảo.

Trên cơ sở bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác với WTO và trong khuôn khổ của Chương trình WTO Chair Programme Phase III (WCP)-FTU, Trường Đại học Ngoại thương đã có sáng kiến tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề này. Hội thảo sẽ là diễn đàn mở cho các nhà quản lý, nhà khoa học, giảng viên và sinh viên trao đổi, thảo luận các vấn đề lý luận và thực tiễn, ảnh hưởng của cách mạng công nghệ đến thương mại quốc tế, thuận lợi hóa thương mại.

Hội thảo được chia ra làm hai phiên: Phiên 1 “Tiến bộ công nghệ và Thương mại quốc tế” với sự tham luận của GS Claudio Dordi và GS Maarten Smeets. Phiên 2 thảo luận bàn tròn “Bối cảnh mới đối với thương mại và đầu tư quốc tế” với sự tham gia chia sẻ của các diễn giả: Bà Phạm Thị Ngọc Thủy – Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Các đại biểu thực hiện nghi lễ Lễ ra mắt website Chương trình FTU WTO Chair: https://wcp.ftu.edu.vn.

Các đại biểu thực hiện nghi lễ Lễ ra mắt website Chương trình FTU WTO Chair: https://wcp.ftu.edu.vn.

Các thảo luận đã xoay quanh các chủ đề chính như Hội nhập quốc tế và chuyển giao công nghệ, thương mại dịch vụ trong bối cảnh bình thường mới, năng lượng xanh và thương mại quốc tế của các quốc gia đang phát triển, và các chủ đề khác có liên quan. Nhiều ý kiến mang tính chuyên sâu, với những phân tích chuyên môn và tư vấn chính sách đã được các đại biểu trao đổi trong cả hai phiên thảo luận của hội thảo.

Kết luận Hội thảo, PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho rằng, mục tiêu Chương trình WTO Chair tại Trường ĐH Ngoại thương không chỉ dừng lại ở những sản phẩm về nghiên cứu mà sẽ hướng tới tham gia sâu hơn vào việc tư vấn, hoạch định chính sách, góp phần cùng các cơ quan hữu quan giải quyết các thách thức, tăng cường hiệu quả thực thi các cam kết thương mại để mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

Tại Hội thảo, đã diễn ra Lễ ra mắt website Chương trình FTU WTO Chair: https://wcp.ftu.edu.vn. Website sẽ trở thành kênh truyền thông chính thức cập nhật các thông tin, sự kiện về Chương trình FTU WTO Chair tại trường Đại học Ngoại thương, góp phần đưa các hoạt động của Chương trình tiếp cận gần hơn tới các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục. Cùng đó góp phần nâng cao hiểu biết về thương mại quốc tế, nâng cao năng lực và hợp tác của các bên liên quan, thúc đẩy thực thi hiệu quả thương mại quốc tế, và tác động đến quá trình hoạch định chính sách để áp dụng thành công các cam kết quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ