Tiệm sách miễn phí ở Sài thành

GD&TĐ - Hơn 10 năm qua, cứ tầm 3 giờ chiều là tiệm sách mở cửa, có hôm chưa tới 3 giờ đã có khách đến ngồi chờ bên ngoài, ngóng. Khách tới tiệm đủ mọi lứa tuổi, thành phần - từ sinh viên, công nhân đến mấy bác về hưu…

Ông Cần đang tìm sách cho bạn đọc
Ông Cần đang tìm sách cho bạn đọc

Tiệm sách có một không hai

Tiệm sách nhỏ nằm ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 19, quận Bình Thạnh, TPHCM là điểm đến quen thuộc của nhiều người ưa đọc sách, nhất là những ai mê dòng sách văn học và kiến thức về Phật giáo.

Diện tích tầng trệt của căn nhà khá khiêm tốn, chừng 3m2 nhưng được ông chủ tiệm Nguyễn Ngọc Cần (thường được gọi là chú Trung), 60 tuổi, trưng dụng làm tiệm sách. Trong tiệm là những kệ sách cao quá đầu người. Để tận dụng không gian, ông Cần còn khéo léo khi thiết kế kệ trưng bày sách dọc theo cầu thang. Tiệm có khoảng 5.000 cuốn sách các loại, được sắp xếp theo từng đề mục, tiện lợi cho việc tìm kiếm. Hơn 10 năm qua, cứ 3 giờ chiều là tiệm sách mở cửa, có bữa chưa tới 3 giờ đã có khách đến ngồi chờ bên ngoài, ngóng chủ tiệm.

Ông Cần quê gốc ở Long An, cùng vợ con lên Sài Gòn sinh sống đã lâu. Hiện tại gia đình ông ở quận 4, các con ông đều đã trưởng thành. Mỗi sáng, ông lại đi tìm những cuốn sách hay để mua, đến chiều lại ra mở cửa tiệm sách đón người đến đọc và mượn.

Chia sẻ về tiệm sách miễn phí của mình, ông Cần cho biết, từ nhỏ đã mê đọc sách nhưng nhà quá nghèo không có tiền để mua hoặc mượn về đọc. Thấu hiểu nỗi khát sách, ham mê khám phá kiến thức nhân lại từ sách của những người như mình, sau khi về hưu, ông mở tiệm sách nhỏ cho ai có nhu cầu thì tìm tới đọc.

Tình yêu dành cho sách

Có một điều đặc biệt, khi đến tiệm sách nhỏ của ông Cần, ai cũng cảm thấy thật ấm áp trong tâm hồn vì hành động hết sức ý nghĩa của người đàn ông này đối với mọi người. “Tôi thích uống trà nóng vào ban chiều lắm. Vừa nhâm nhi tách trà nóng và đọc quyển sách mình thích thấy tâm hồn thanh thản lắm”, ông Cần chia sẻ thú vui đọc sách của mình. Khách nào tới tiệm cũng được ông mời một tách trà.

Trong các sách ông Cần hay đọc có nhiều sách về Phật pháp.”Từ khi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật pháp là tôi mê triết lý đạo Phật luôn. Khoảng 6 năm trước, tư tưởng lập một nhà sách chuyên về sách Phật pháp nhen nhóm trong tôi. Lúc này khi số tiền dành dụm tuổi già được chút ít, tôi tiến hành đầu tư vào tiệm sách với biết bao tâm huyết. Tôi săn sóc tiệm như đứa con tinh thần và cũng muốn đứa con này sẽ giúp được nhiều người”, ông Cần tâm sự.

Đối với ông Cần, tiệm sách cho người đọc và mượn miễn phí là niềm vui ở tuổi xế chiều giúp ông sống thanh thản và yên bình hơn trong cuộc sống. “Sách là nguồn tài nguyên vô giá, chỉ có sách mới giúp chúng ta tịnh tâm mà nghiệm ra nhiều điều ý nghĩa. Từ 6 năm nay, hễ nghe ở đâu có nguồn sách phù hợp, dù có xa tôi cũng tìm đến”, ông Cần cho biết.

Hiện tại tiệm sách của ông Cần mở cửa đến 22h và đông nhất là từ 18h - 20h. Tại tiệm, ngoài sách Phật pháp, cũng có nhiều sách văn học của các tác giả nổi tiếng, sách dạy kỹ năng sống, sách lịch sử,... được ông chọn lựa kỹ càng và bán giảm 30% - 40% so với giá bìa. Ông Cần giải thích rằng: “Đây là nhà tôi nên tôi có lợi thế là không phải thuê mặt bằng, vì vậy tôi bán giá ưu đãi để nhiều người có cơ hội tiếp cận và mua được sách hay”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.