Tiêm kích JF-17 PFX sẽ vượt xa Su-30MKI

GD&TĐ - Phiên bản mới của tiêm kích JF-17 được kỳ vọng sẽ giúp Pakistan san bằng ưu thế của Su-30MKI Ấn Độ.

Tiêm kích JF-17 PFX sẽ vượt xa Su-30MKI

Islamabad có ý định tăng cường sức mạnh tác chiến trên không của mình bằng một mẫu máy bay mới, họ đã khởi động chương trình hiện đại hóa tiêm kích JF-17 hợp tác sản xuất cùng với Trung Quốc. Phiên bản sửa đổi này được đặt tên là JF-17 PFX (Máy bay tiêm kích thử nghiệm của Pakistan).

Như đã nêu trong bài viết đăng trên ấn phẩm Defense Security Asia, phiên bản mới sẽ vượt xa đáng kể khả năng chiến đấu của biến thể JF-17 Block III - mới nhất của dòng JF-17, chiếc phi cơ này đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2019.

Tiêm kích JF-17 PFX dự kiến sẽ lớn hơn và nặng hơn, điều này sẽ khiến nó có cùng kích thước và trọng lượng với máy bay chiến đấu Tejas Mk II do Ấn Độ sản xuất.

Phiên bản hiện đại hóa của JF-17 sẽ được trang bị những công nghệ mới nhất, bao gồm hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, radar mạnh mẽ cùng với khả năng mang theo nhiều vũ khí hơn, cho phép nó thực hiện đa dạng các chiến đấu khác nhau.

"JF-17 PFX sẽ cung cấp cho Không quân Pakistan một loại máy bay chiến đấu có khả năng vượt trội so với các tiêm kích của những quốc gia khác trong khu vực, chẳng hạn như Tejas Mk II, Rafale và Su-30MKI. JF-17 PFX sẽ xóa bỏ ưu thế trên không của Ấn Độ", tờ Defense Security Asia nhấn mạnh.

Iraq-Acquires-JF-17-Block-III-Fighter-Jets-from-Pakistan.jpg
Pakistan đặt nhiều hy vọng vào biến thể tiêm kích JF-17 PFX.

Hiện nay, Không quân Pakistan có phi đội ước tính khoảng 100 máy bay chiến đấu JF-17 Block I và Block II. Việc sản xuất biến thể JF-17 Block 3 đã vượt quá 20 chiếc và sắp hoàn thành hợp đồng 30 theo đơn đặt hàng.

Chưa rõ biến thể JF-17 PFX bao giờ sẽ ra đời, nhưng Ấn Độ cũng không đứng yên khi đang lên kế hoạch nâng cấp Su-30MKI với radar mảng pha quét chủ động, động cơ AL-41F1S nhằm biến chiến đấu cơ của mình thành tiêm kích đa năng hạng nặng hàng đầu thế giới.

Tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ thử nghiệm phóng tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos-NG.
Theo Defense Security Asia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.