Tích tụ đất nông nghiệp làm xã hội phân hóa giàu nghèo

Tích tụ đất nông nghiệp làm xã hội phân hóa giàu nghèo

Chưa tương xứng giá trị kinh tế

Đại biểu Nguyễn Đăng Vang cho rằng, đã lâu chúng ta đầu tư cho nông nghiệp chưa xứng tầm. Đầu tư cho nông nghiệp năm 2009 chỉ bằng 6,26% tổng đầu tư cho xã hội, trong khi GDP của ngành này là 20,91%. Trước đó năm 2008 thì tỉ trọng này còn cao hơn một chút, tức là 6,45% và vào năm 2005 cách đây 5 năm thì còn được 7,50%, vào năm 2000, cách đây 10 năm còn được 13,85%. Càng ngày mức đầu tư càng giảm dần, giảm dần và chỉ còn 6,26%. “Tôi e rằng, năm 2011 sẽ còn giảm nữa và nếu như vậy sẽ gây tác động không tốt cho ngành nông nghiệp của chúng ta. Hiện nay, đầu tư cho nông nghiệp chỉ bằng 30% so với trung bình tương đương giá trị GDP của chính ngành này mang lại” – đại biểu Vang nhấn mạnh.

Tích tụ đất nông nghiệp làm xã hội phân hóa giàu nghèo ảnh 1
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đăng Vang: "đầu tư cho nông nghiệp chưa xứng tầm".

Phân tích nguyên nhân, vị đại biểu tỉnh Bình Định chỉ rõ, tại sao đầu tư vào khu vực này lại thấp như vậy? Chúng tôi xem tiếp đầu tư nước ngoài FDI vào ngành này thì năm 2008 người nước ngoài đầu tư vào khu vực này chỉ chiếm 0,32% tổng đầu tư FDI của họ đưa vào Việt Nam, năm 2009 là 0,58%. Toàn giai đoạn từ năm 1988 đến 2009, 21 năm qua thì đầu tư cho ngành nông nghiệp của người nước ngoài vào lĩnh vực này có 2,3%, trong khi toàn bộ giai đoạn này nông nghiệp chiếm 27,7%. Rõ ràng không hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, cũng không hấp dẫn nhà đầu tư trong nước, nhưng có thể nói cũng không hấp dẫn các nhà hoạch định chính sách. Đó là một điều chúng tôi rất đáng lo ngại.

Nói đến phát triển bền vững người ta thường hay nói là tăng trưởng kinh tế phải nhanh, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ và giữ gìn môi trường thì rõ ràng công bằng xã hội ở nông thôn là một vấn đề cần phải được quan tâm và bảo vệ môi trường cũng chính khu vực này.

Ông Vang đưa ra ví dụ, nước Anh vào năm 1900, tức là cách đây 110 năm đã thấy tăng trưởng của nông nghiệp chậm nên không đầu tư vào. Sau 10 năm họ phát hiện rằng đó là một sai lầm và sai lầm đó suốt 100 năm nay họ không dám vi phạm trở lại. Đài Loan bắt đầu phải quay trở về chu kỳ 2, tái đầu tư trở lại cho nông nghiệp sau khi bị lãng quên. Hàn Quốc hiện nay riêng trong khuyến nông đầu tư cho 1ha là 850 USD trong khi khuyến nông của chúng ta hiện nay đầu tư cho 1ha là 1 USD, tức là bằng 1/850 lần so với Hàn Quốc.

Đại biểu Nguyễn Đăng Vang đề nghị, năm 2011không nên tiếp tục giảm tỷ lệ đầu tư ở khu vực nông nghiệp và cần phải có một chính sách đồng bộ theo cách gọi là khung logic hay là phương pháp "ma trận", bây giờ phải lệ thuộc vào một phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế nhất.

Phân hóa giàu nghèo đăng tăng nhanh

Ông Nguyễn Đăng Vang đưa ra số liệu, trong một số báo cáo của Đảng và Nhà nước, kể cả của Chính phủ có nói vấn đề tích tụ đất đai, nhưng hiện nay người ta hiểu tích tụ đất đai là đất sử dụng của người này chuyển cho người khác và đồng bằng có thể lên tới 3ha trên một hộ và đương nhiên chúng ta hiện bây giờ trên 9 triệu hộ nông dân và có 9 triệu hộ đất nông nghiệp thì có nghĩa là mỗi một hộ có 1ha. Nếu một hộ có 3ha thì các hộ đâu đó sẽ là không có đất đai, người kia sẽ đi làm thuê cho người này. Trên miền núi có khoảng 14 - 16 triệu ha đất lâm nghiệp hoặc đất rừng vì còn một số chưa trồng rừng hết. Như vậy mỗi một hộ trung bình khoảng 3 ha, nếu chúng ta cho phép chuyển sở hữu lên 50 ha thì một hộ nào đó có 50 ha sẽ có 17 hộ không có đất đai. Chính vì vậy, sự phân hóa giàu nghèo sẽ tăng. Hiện nay, khoảng cách giàu nghèo của chúng ta đã tăng. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2006 chúng ta 20% người nghèo nhất của xã hội và 20% người giàu nhất khoảng cách là 8,4 lần; năm 2008, sau 2 năm khoảng cách đó là 8,9 lần. Như vậy công bằng xã hội sẽ không đảm bảo và sự phát triển của xã hội không bền vững.

Tích tụ đất nông nghiệp làm xã hội phân hóa giàu nghèo ảnh 2
Tích tụ đất có thể dẫn đến mất cân bằng xã hội.

Đại biểu Nguyễn Đăng Văng, nhận định: “Tích tụ đất đai là một vấn đề hết sức tế nhị. Ở Đài Loan, Chính phủ đã mua lại đất của địa chủ để chia cho hộ nông dân mượn và tích tụ bằng công nghệ, tích tụ bằng chế biến, tích tụ bằng thu mua để thành một hàng hóa lớn. Còn không có tích tụ về sở hữu, năm 1955, 1956 Việt Nam đã chia đất đai cho nông dân, cho người cày có ruộng và tạo nên một hưng phấn mới, chính vì vậy cho nên chúng ta đã có nhiều thành công. Hiện nay, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu cũng một hình thức tích tụ như vậy, 13 ngàn ha với sự đầu tư của ngành cao su thì cũng đã hình thành một dạng tương tự. Đây là mô hình cần phải nghiên cứu để có thể đưa vào ứng dụng và không nên tích tụ đất đai theo hình thức quyền sở hữu mà hiện nay trong vấn đề này đang rất nguy cấp...

Trần Nhật (ghi)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...