Tỉ lệ lao động trẻ em ở Việt Nam đã giảm 67% khi so với năm 2000

GD&TĐ - Hôm nay (30/7) tại Hà Nội, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phối hợp với Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) công bố Báo cáo tuổi thơ toàn cầu 2019. Hiện tỉ lệ lao động trẻ em ở Việt Nam đã giảm 67%, so với năm 2000.

Lao động trẻ em ở Việt Nam đã giảm 67% so với năm 2000
Lao động trẻ em ở Việt Nam đã giảm 67% so với năm 2000

Bà Dragana Strinic, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cho biết, Việt Nam xếp thứ 95/176 quốc gia trên Bảng xếp hạng chỉ số kết thúc tuổi thơ, tăng một bậc hơn so với năm ngoái, Hiện tỉ lệ lao động trẻ em ở Việt Nam đã giảm 67%, so với năm 2000.

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ở Việt Nam hiện còn 24.6%, so vơi mức 36.5% của năm 2000. Và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tiếp tục phối hợp với Chính phủ Việt Nam để tiếp tục giảm hơn nữa tỉ lệ này, đặc biệt ở đối tượng trẻ em dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa. Tỉ lệ lao động trẻ em ở Việt Nam đã đạt được mức giảm ấn tượng 67%.

Báo cáo tổng kết chỉ ra rằng, điều kiện nói chung của trẻ em hiện nay đã được cải thiện ở 173/176 quốc gia, nếu so với thời điểm năm 2000. Các quốc gia đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trong việc giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, tăng tỉ lệ trẻ em được đến trường, giảm thiểu tỉ lệ bị suy dinh dưỡng, giảm tỉ lệ lao động trẻ em và giảm tỉ lệ tảo hôn.

Nhìn vào bảng xếp hạng của từng quốc gia trên thế giới năm 2019, Singapore là nước đứng đầu bảng xếp hạng. Đứng ở các vị trí tiếp sau trong Top 10 là 8 quốc gia Tây Âu và Hàn Quốc. Tuy nhiên, chính những quốc gia nghèo nhất trên thế giới lại là những nước đạt được những thành tựu to lớn nhất cho trẻ em như Sierra Leone, Rwanda, Ethiopia và Niger.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.