Thủy Tiên được "minh oan" về "tạm khóa báo có tài khoản"?

GD&TĐ - Mới đây, phía fanclub của nữ ca sĩ Thủy Tiên đã chia sẻ những bằng chứng thiết thực nhất để minh oan cho thần tượng sau chia sẻ về tài khoản "tạm khóa báo có".

Thời gian qua, vợ chồng Thuỷ Tiên và Công Vinh liên tục vướng phải lùm xùm xoay quanh việc kêu gọi quyên góp từ thiện vào năm 2020. Từ đây, những câu chuyện xoay quanh cặp vợ chồng cựu cầu thủ xứ Nghệ luôn dành được sự quan tâm đặc biệt từ phía dư luận.

Vào chiều ngày 17/9, vợ chồng Thủy Tiên và Công Vinh đã xuất hiện bên ngoài ngân hàng bên cạnh 8 thùng giấy sao kê để livestream chia sẻ đến khán giả như đã hứa.

Trong livestream kéo dài khoảng 11 phút,  Công Vinh và Thủy Tiên đã chia sẻ về số tiền sao kê của mình.

Tuy nhiên sau khi hình ảnh sao kê tiền từ thiện được Thuỷ Tiên và Công Vinh chia sẻ, thì cụm từ "tạm khóa báo có" càng được khán giả quan tâm. Nhiều người cho rằng, vợ chồng nữ ca sĩ gian dối vì "tạm khóa báo có" là tạm thời khóa tài khoản thanh toán, tạm dừng tất cả các giao dịch của thẻ nhưng tiền vẫn có thể gửi vào.

Thủy Tiên được "minh oan" về "tạm khóa báo có tài khoản"? ảnh 1
Nữ ca sĩ Thủy Tiên.

Nữ ca sĩ Thủy Tiên.

Sau những bình luận, chia sẻ của người nhiều người, mới đây phía FC của Thủy Tiên đã lên tiếng nói rõ vấn đề "tạm khóa báo có" này để bảo vệ thần tượng mình.

Theo đó, phía FC Thủy Tiên chia sẻ rằng: "Khi chủ tài khoản yêu cầu “tạm khoá báo có”, tiền chuyển vào sẽ bị chặn lại theo quy định ngân hàng. Nhưng, số tiền bị đóng băng này sẽ bị treo trong khoảng vài chục phút hoặc vài ngày (tuỳ theo quy trình của từng ngân hàng); sau đó toàn bộ đều được hoàn trả cho người chuyển. Giống như kiểu khi bạn bắt Grab đưa hàng đến cho người khác, nhưng khách từ chối nhận, thì món hàng đó sẽ được lưu trữ rồi hoàn trả.

Chị Tiên đã sao kê 3 tháng sau khi báo khoá tài khoản. Và trong sao kê cũng chỉ rõ, tài khoản không hề nhận thêm bất cứ khoản tiền nào. Có nghĩa là toàn bộ tiền đã được hoàn trả cho người gửi. Cũng chẳng có quy định nào của ngân hàng nào cho phép giam lỏng tiền của bạn trong một “tài khoản ảo” vài tháng, vài năm hoặc vô thời hạn.

Bạn có thể tự mình kiểm chứng bằng cách chuyển khoản vào  số tài khoản Thủy Tiên để thấy tiền tự trả về trong vài chục phút.

Đây không phải là chuyện mới, bởi cuối năm 2020, tụi mình từng kể về trường hợp anh Q.H từ CH Séc đã 3 lần gửi tiền cho chị Tiên sau thời gian báo đóng tài khoản. Thời điểm này anh Q.H vẫn chuyển được tiền nên đã từng hiểu lầm chị Tiên mập mờ tiền hỗ trợ.

Tuy nhiên vào ngày 3/11, 6/11 và 16/11/2020 anh Q.H đã nhận hoàn trả đủ toàn bộ tiền hỗ trợ. Đồng thời chính anh cũng đăng tải bài viết xác nhận hoàn tiền vào thời điểm đó.

Ngoài ra, một số nhà hảo tâm cũng đã tự mình kiểm chứng bằng cách chuyển khoản và được trả lại tiền chỉ trong vài chục phút ngắn ngủi. Các bạn có thể nhấp vào từng ảnh để xem chi tiết...".

Vietcombank nói gì về "tạm khóa báo có tài khoản"

Tối 22/9, Vietcombank đã chính thức lên tiếng về cụm từ "tạm khóa báo có tài khoản" đang gây bão trên mạng xã hội.

Trước những thắc mắc của nhiều người quanh ý nghĩa của cụm từ "tạm khóa báo có tài khoản" là ngừng nhận tiền đến tài khoản hay không nhận thông tin có tiền vào tài khoản; Trong trường hợp tài khoản ngân hàng được khoá tạm thời hay vĩnh viễn, số tiền người khác chuyển vào tài khoản này sẽ được ngân hàng xử lý như thế nào?;  Đối với các khoản tiền người khác chuyển đến tài khoản tạm khóa báo có sẽ được ngân hàng xử lý như thế nào? việc xử lí hoàn trả tiền diễn ra trong thời gian bao lâu?

Vietcombank cho biết, theo Điều 16, Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 v/v hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định: “Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”. 

Do đó, "tạm khóa báo có tài khoản" được hiểu là việc Ngân hàng tạm dừng giao dịch ghi có vào tài khoản của khách hàng.

Nếu tài khoản được khoá toàn bộ cả 2 chiều ghi nợ và ghi có hoặc tài khoản được khóa chiều ghi Có thì số tiền người khác chuyển vào tài khoản này sẽ không được ghi có vào tài khoản và được hoàn trả cho người chuyển tiền.

Đối với các trường hợp tạm dừng giao dịch ghi có vào tài khoản của KH: tài khoản sẽ không ghi có bất cứ giao dịch nào kể từ thời điểm ngân hàng thực hiện khóa chiều ghi có theo yêu cầu của KH. Vietcombank xử lý theo nguyên tắc sau:

+ Đối với các giao dịch chuyển tiền trong hệ thống Vietcombank và chuyển tiền nhanh 24*7 ngoài hệ thống qua Napas: Hệ thống hiển thị thông báo cho khách hàng và chặn không cho thực hiện giao dịch. 

+ Đối với các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng qua hệ thống IBPS của Ngân hàng nhà  nước và các giao dịch chuyển đến từ nước ngoài: khi Vietcombank nhận được các giao dịch chuyển đến này sẽ thực chuyển trả lại ngân hàng chuyển (để NH này chuyển tiền trả lại người chuyển tiền). Thời gian xử lý giao dịch tuân thủ theo quy định của Ngân hàng nhà  nước  (giao dịch qua IBPS) và theo quy định của SWIFT/công ty chuyển tiền nước ngoài.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.