Thủy điện Bản Vẽ xả nước phục vụ chống hạn cho lúa vụ Xuân

GD&TĐ - Trong những ngày qua, Công ty Thủy điện Bản Vẽ đang tích cực xả nước, phục vụ bơm nước vào đồng ruộng chống hạn cho vụ lúa Xuân 2023.

Bắt đầu từ hôm nay (ngày 22/4), hồ chứa Thủy điện Bản Vẽ (tại huyện Tương Dương, Nghệ An) sẽ vận hành bảo đảm tổng lưu lượng xả trung bình không nhỏ hơn 200 m3/s, để nâng cao mực nước sông Lam, đảm bảo các trạm bơm có thể bơm được nước vào đồng ruộng, phục vụ chống hạn và sản xuất vụ Xuân 2023.

Hiện nay, lúa vụ Xuân năm 2023 đang bước vào thời kỳ trổ bông, là một trong những thời kỳ dùng nước cao điểm. Tuy nhiên, qua kiểm tra tình hình thực tế vào ngày 20/4, mực nước sông Lam xuống thấp, các trạm bơm không hoạt động được.

Do đó trên địa bàn huyện Thanh Chương, Đô Lương có trên 1.000 ha diện tích lúa bị thiếu nước. Nếu trong những ngày tới tiếp tục không có nước thì nguy cơ lúa bị giảm năng suất, sản lượng là rất lớn.

Mực nước sông Lam xuống thấp, các trạm bơm không hoạt động được, do đó trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Đô Lương có trên 1.000 ha diện tích lúa bị thiếu nước.

Mực nước sông Lam xuống thấp, các trạm bơm không hoạt động được, do đó trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Đô Lương có trên 1.000 ha diện tích lúa bị thiếu nước.

Trước thực tế đó, sau khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có văn bản 1385/SNN-TL ngày 21/4/2023 về việc vận hành điều tiết nước các hồ chứa thủy điện: Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê; UBND tỉnh Nghệ An đã ra văn bản số 3060/UBND-NN gửi các đơn vị liên quan.

Theo đó, thống nhất phương án vận hành điều tiết nước các hồ chứa thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê như đề xuất của Sở NN&PTNT. Cụ thể, trong thời gian từ ngày 22/4 đến ngày 26/4, hàng ngày, hồ chứa thủy điện Bản Vẽ sẽ tăng lưu lượng xả từ 65m3/s lên 200m3/s lượng đến hồ.

Thời gian tiếp theo, từ ngày 27/4 đến hết ngày 30/4, các hồ chứa thủy điện: Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê vận hành điều tiết nước và nội dung khác giữ nguyên như Công văn số 2641/UBND-NN ngày 11/4/2023 của UBND tỉnh Nghệ An.

Từ ngày 22/4, hồ Bản Vẽ vận hành bảo đảm tổng lưu lượng xả trung bình không nhỏ hơn 200 m3/s.

Từ ngày 22/4, hồ Bản Vẽ vận hành bảo đảm tổng lưu lượng xả trung bình không nhỏ hơn 200 m3/s.

Trước đó, từ ngày 2/2 đến ngày 6/2, Công ty Thủy điện Bản Vẽ đã điều chỉnh chế độ vận hành hồ chứa thủy điện Bản Vẽ tăng mức xả từ 80 m3/s lên trên 150 m3/s; từ ngày 17/3 đến ngày 23/3, hồ chứa Thủy điện Bản Vẽ cũng đã điều chỉnh tăng mức xả nước xuống hạ du từ 50 m3/s lên 160 m3/s, để nâng cao mực nước sông Lam, đảm bảo các trạm bơm có thể bơm nước vào đồng ruộng, để cung cấp nước kịp thời cho hạ du, phục vụ chống hạn và sản xuất vụ Xuân 2023.

Như vậy, theo phương án vận hành điều tiết nước như trên, thì đến hết ngày 26/4, mực nước hồ Thủy điện Bản vẽ chỉ còn khoảng 170m thấp hơn mực nước tối thiểu khoảng 13m. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty đang đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác vận hành cấp nước hạ du và phát điện trong thời gian tới.

Mực nước sông Lam được nâng cao nhờ điều chỉnh tăng mức xả nước hồ chứa.

Mực nước sông Lam được nâng cao nhờ điều chỉnh tăng mức xả nước hồ chứa.

Theo ông Hoàng Văn Ngọc - Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Bản Vẽ, theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, thời gian tới với thời tiết cực đoan, không có mưa, mực nước sông Lam có xu hướng giảm. Trong khi mực nước hồ chứa xuống rất thấp, lưu lượng về hồ khoảng 25 - 30 m3/s và dự báo sẽ giảm trong thời gian tới, gây khó khăn cho cả việc cung cấp nước tưới cho hạ du và phát điện trong mùa kiệt năm nay.

"Với mục tiêu để đảm bảo nguồn nước cho các trạm bơm dọc sông Lam hoạt động, nhất là các trạm bơm thuộc địa bàn các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Công ty Thủy điện Bản Vẽ sẽ tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, kịp thời vận hành điều tiết nước hồ chứa để bà con yên tâm sản xuất, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm", ông Ngọc cho biết thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Mái ấm cho đồng bào

GD&TĐ - Theo báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, từ năm 2000 - 2023 đã có hơn 1,7 triệu căn nhà Đại đoàn kết được xây mới và sửa chữa.