Thường xuyên chăm hoa, người phụ nữ hốt hoảng vì ho khạc ra giun lúc nhúc

Nữ bệnh nhân thỉnh thoảng thấy tức ngực, ho khạc ra đờm kèm theo những sinh vật nhỏ là giun lươn ngọ nguậy.

Thường xuyên chăm hoa, người phụ nữ hốt hoảng vì ho khạc ra giun lúc nhúc

Giun trú ngụ vài chục năm trong cơ thể

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, nữ bệnh nhân 50 tuổi, người Việt sống tại Lào. Gần đây, chị bất chợt phát hiện nhiều nốt sẩn ngoằn nghoèo trên da, có di chuyển.

Thỉnh thoảng bệnh nhân thấy tức ngực, ho khạc ra đờm có những sinh vật nhỏ ngọ ngoậy. Chị trở lại Việt Nam đi khám và điều trị tại nhiều nơi, sau xét nghiệm huyết thanh, bác sĩ kết luận chị bị nhiễm giun lươn nên đến BV Bệnh nhiệt đới TƯ để khám và tư vấn.

Qua khai thác, bệnh nhân cho biết, không lội ruộng ở đâu ngoài việc nhà có mảnh vườn nhỏ trước sân, thường xuyên tự trồng và chăm hoa. 

Thường xuyên chăm hoa, người phụ nữ hốt hoảng vì ho khạc ra giun lúc nhúc
Giun lươn bò ngoằn nghoèo dưới da

Mới đây, BV cũng điều trị cho nam bệnh nhân 70 tuổi bị sốt kéo dài, nhiễm trùng huyết nhiều lần, tái phát đi tái phát lại dù đã điều trị tại nhiều bệnh viện. Cuối cùng khi đến BV Bệnh nhiệt đới, bác sĩ phải điều trị đồng thời nhiễm trùng và diệt giun lươn, tình trạng bệnh mới cải thiện.

BS Cấp cho biết, khác với giun đũa chó mèo, khi người nuốt phải, trứng giun sẽ nở thành ấu trùng, đi vào máu đến các nội tạng nhưng không thành giun trưởng thành ở người, trong khi đó ấu trùng giun lươn có thể “trườn” khắp cơ thể, đi từ phổi lên họng, xuống ruột lại thành giun trưởng thành và đẻ trứng, nở thành ấu trùng, tự nhiễm đi nhiễm lại trong nhiều năm.

Giun đũa chó mèo chỉ có ở chó mèo còn giun lươn tồn tại tự do lưu cữu trong đất, ruộng, đẻ trứng nở ra ấu trùng rhabditiform rồi lại phát triển thành giun trưởng thành, cứ thế tồn tại vô thời hạn trong đất. Đặc biệt những nơi có tập tục đi vệ sinh ngoài môi trường, vùng đất đó sẽ nhiễm giun lươn nhiều.

Nếu đi chân trần vào vùng đất có ấu trùng giun lươn, chúng sẽ đi xuyên qua da tạo các nốt di chuyển ngoằn ngoèo, vào máu đi lên phổi, xuyên qua phế nang theo đờm lên họng, bị nuốt xuống ruột phát triển thành giun trưởng thành ký sinh trong ruột.

Tại ruột, chúng đẻ trứng nở thành ấu trùng giun thải theo phân gây ô nhiễm đất. Một số ấu trùng lại tái xâm nhập ngay trong lồng ruột qua da gần hậu môn vào máu và tạo ra lứa giun mới.

“Cơ chế tái đi tái lại này khiến nhiều bệnh nhân ở thành phố vài chục năm không đi chân đất vẫn bị nhiễm giun lươn như thường”, BS Cấp thông tin.

Giun lươn gây chết người

BS Cấp cho biết, giun lươn được biết đến lần đầu năm 1876 trên lính Pháp hồi hương từ Việt Nam. Ngoài người, chúng có thể gây bệnh cả ở chó mèo.

Giun lươn lưu hành khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, mỗi năm trên thế giới có khoảng 35 triệu ca mắc.Tại Châu Á, giun lươn có khắp các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản…

Tại Việt Nam, tỉ lệ người từng nhiễm giun lươn lên đến 29.1%, trong đó Tây nguyên có tỉ lệ cao nhất lên tới 42.4%.

Thường xuyên chăm hoa, người phụ nữ hốt hoảng vì ho khạc ra giun lúc nhúc
Trong cơ thể người, ấu trùng giun lươn nở thành lươn và lớn dần, có thể tồn tại nhiều chục năm

Tuy vậy hầu hết các ca nhiễm giun lươn mạn thường không có triệu chứng hoặc đôi khi chỉ có mẩn ngứa hay các nốt giun di chuyển ngoằn ngoèo dưới da hoặc ậm ạch khó tiêu, táo bón tiêu chảy xen kẽ.

75% số này có tăng bạch cầu ái toan ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên những bệnh nhân này nếu vì lý do gì đó bị suy giảm miễn dịch sẽ khởi phát siêu nhiễm dẫn đến tình trạng rất nặng với các biểu hiện viêm phổi nặng, nhiễm trùng máu do các vi khuẩn đường ruột, nhiễm ấu trùng giun lươn lan tỏa ở nhiều vị trí như màng não, màng tim, mắt… và tỉ lệ tử vong ở nhóm này có thể lên tới tới 40%.

Với các bệnh nhân siêu nhiễm thường có biến chứng nhiễm trùng huyết, sốc và hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS). Bệnh nhân có ARDS cần được thở máy với phương thức bảo vệ phổi. Bệnh nhân có sốc cần được điều trị chống sốc và hỗ trợ các tạng bị suy.

Với các bệnh nhân nhiễm giun lươn thông thường, điều trị đặc hiệu bằng thuốc thường kéo dài khoảng 2 tuần.

Theo Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.