Thương hiệu Việt qua góc nhìn của thanh niên Hàn Quốc

GD&TĐ - Tạp chí Good Vietnam vừa phát hành cuốn sách về Các thương hiệu nổi tiếng Việt Nam với mục đích cung cấp thông tin về nền kinh tế Việt Nam, đời sống sinh hoạt ở Việt Nam cho các đối tượng là kiều bào Hàn Quốc, khách du lịch, nhà đầu tư tới Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc, du lịch.

Tổng Giám đốc Tạp chí Good Vietnam (ngoài cùng bên phải) và nhóm tác giả.
Tổng Giám đốc Tạp chí Good Vietnam (ngoài cùng bên phải) và nhóm tác giả.

Cuốn sách do chính các em học sinh Hàn Quốc đang học tập, sinh sống tại Việt Nam thực hiện, phần nhiều bằng chính trải nghiệm của các em.

Nhóm thực hiện gồm 6 thanh thiếu niên hiện đang theo học tại Trường quốc tế Hàn Quốc Hà Nội (KISH). Trong 8 tháng, các em đã khảo sát, thu thập tài liệu, biên soạn cuốn sách giới thiệu về 130 thương hiệu thuộc nhiều lĩnh vực phục vụ đời sống sinh hoạt và du lịch như thực phẩm, hàng tiêu dùng, văn hóa, điện tử, xây dựng, hàng không, khách sạn…

Đây dường như là một cách để hiểu về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam, hiểu thêm các thông tin về kinh tế phát triển tại Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn và xu hướng tiêu dùng của khách hàng Việt Nam.

Đáng ngạc nhiên là trong quá trình thực hiện cuốn sách, nhóm tham gia đã có những nhận xét hết sức “già dặn” với những cách nhìn nhận thấu đáo về thương hiệu Việt Nam.

Em Kim Joo Yeon, lớp 12 KISH lại có nhận xét xác đáng: Các công ty dược phẩm Việt Nam đã có một chỗ đứng trong lĩnh vực dược thảo Đông y nhưng lại nhường chỗ cho các công ty dược phẩm đa quốc gia trong lĩnh vực dược phẩm chuyên môn, các loại thuốc đặc trị... Tôi chắc chắn rằng nếu liên tục phát triển nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện marketing hiệu quả thì các thương hiệu tư nhân hoàn toàn có thể được công nhận trên toàn thế giới”.

Mong rằng, ý tưởng cập nhật thêm tài liệu và xuất bản cuốn sách này hằng năm cùng với các cuốn sách về 100 điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, 100 nhà hàng Việt nổi tiếng… của Giám đốc khu vực Đông Nam Á của hãng tin Yonhap Kim Sun Han sẽ sớm được thực hiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.