Thượng đỉnh Geneva tăng cường vị thế Nga, Mỹ trong đối thoại với Trung Quốc

GD&TĐ - Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden chứng tỏ thành công khi các kênh liên lạc đã gần như bị phá hủy hoàn toàn giữa Washington và Moscow được khôi phục.

Thượng đỉnh Nga Mỹ tại Geneva
Thượng đỉnh Nga Mỹ tại Geneva

Theo thành viên cấp cao Tsuneo Watanable của Tổ chức Hòa bình Sasakawa, thượng đỉnh Geneva đã khôi phục các kênh liên lạc giữa 2 cường quốc hạt nhân lớn trên thế giới. Bên cạnh đó tạo ra một tình huống mà Trung Quốc sẽ phải tích cực hơn trong đối thoại với cả Moscow và Washington.

“Tôi nghĩ rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đạt được những mục tiêu đặt ra trước thượng đỉnh Geneva. Chiến thuật của ông ấy tương phản với phong cách của cựu Tổng thống Donald Trump, người thích hiệu ứng sân khấu và từng khiến truyền thông phải giật mình kinh ngạc…” – thành viên Tsuneo Watanable nói – “Phong cách của ông Biden dựa trên cách tiếp cận dần dần, xây dựng và thực hiện một loạt hoạt động nhất định. Về mặt này, cuộc họp Geneva đã chứng tỏ thành công đối với Washington và Moscow. Các kênh liên lạc giữa Mỹ và Nga từng bị phá hủy hoàn toàn đã được khôi phục ở cấp đại sứ, cơ quan chính sách đối ngoại, trợ lý tổng thống và chính nguyên thủ quốc gia”.

“Điều này rất quan trọng vì Mỹ và Nga là 2 cường quốc hạt nhân mạnh nhất, những người duy nhất có khả năng hủy diệt hành tinh” – ông nhấn mạnh – “Đó là lý do tại sao một hệ thống đối thoại giữa họ lại quan trọng đối với thế giới”.

“Đồng thời, mục tiêu chính trong các hoạt động ngoại giao của ông Biden là Trung Quốc. Cuộc họp ở Geneva củng cố lập trường của Mỹ liên quan đến Bắc Kinh và trở thành công cụ gây áp lực lên Trung Quốc. Nga cũng có thể hưởng lợi từ điều này mặc dù họ quan tâm đến mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc” – chuyên gia nói – “Tuy nhiên, việc thiết lập các kênh liên lạc giữa Moscow và Washington cung cấp cho Nga một số đòn bẩy bổ sung cho chính sách Trung Quốc của họ. Tất cả điều này sẽ cải thiện cán cân quyền lực trên thế giới, bao gồm Đông Á”.

Trước đó, ông Watanabe nói rằng Nhật Bản sẽ quan tâm đến việc lôi kéo Trung Quốc tham gia vào các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về cắt giảm vũ khí hạt nhân.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo dục 'mới' tại Indonesia hướng tới 4 trụ cột.

Lộ trình giáo dục mới của Indonesia

GD&TĐ - Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục Tiểu học và Trung học Indonesia, ngành Giáo dục cần cải thiện 4 trụ cột để đạt được mục tiêu 'Indonesia Vàng 2045'.

Minh họa/INT

Bản cam kết ở Làng Nủ

GD&TĐ - Thầy Nguyễn Xuân Khang được biết đến là người thầy đầu tiên đã nhận nuôi toàn bộ số cháu nhỏ còn sống sót sau trận lũ quét ở Làng Nủ hôm 10/9/2024.