Thượng đỉnh G7 trong “sức nóng” của vụ cháy rừng Amazon và thương chiến Mỹ - Trung

GD&TĐ - Hôm nay (24/8), các nhà lãnh đạo thế giới đã tới Biarritz của Pháp để dự thượng đỉnh G7 trong bối cảnh thương chiến Mỹ Trung đang leo thang và vụ cháy rừng Amazon đang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Một số cuộc biểu tình đã được tổ chức nhân sự kiện này.  

Một cuộc biểu tình diễn ra trước thềm thượng đỉnh G7 ở Pháp. (Ảnh: AFP)
Một cuộc biểu tình diễn ra trước thềm thượng đỉnh G7 ở Pháp. (Ảnh: AFP)

Thương chiến Mỹ - Trung

Hôm qua, Bắc Kinh tuyên bố sẽ tăng thuế lên hàng hóa Mỹ trị giá 75 tỉ USD. Đáp trả lại, TT Trump tuyên bố Nhà trắng sẽ nâng thuế hiện tại từ 25% lên 30% đối với hàng hóa của Trung Quốc trị giá 250 tỉ USD từ 1/10 và từ 10% lên 15% nhắm vào gói hàng hóa trị giá 300 tỉ USD của Trung Quốc từ 1/9.

TT Trump cũng ra lệnh các công ty Mỹ phải ngay lập tức tìm các lựa chọn giao dịch thay thế Trung Quốc, có thể là di dời công ty hoặc chuyển sản xuất sang Mỹ.

Đây là động thái mới nhất trong cuộc thương chiến giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới với những hậu quả tác động lên toàn cầu. Cả Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều hạ thấp dự đoán tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Giờ đây họ dự đoán nó sẽ ở mức 2,6 và 3,2%.

Tuy nhiên, đó không chỉ là những con số. Như Ngân hàng Thế giới đã nhấn mạnh trong báo cáo trước của mình, cần có sức tăng trưởng kinh tế lớn hơn để giảm đói nghèo và cải thiện mức sống.

Cháy rừng mưa nhiệt đới Amazon.
 Cháy rừng mưa nhiệt đới Amazon.

Cháy rừng Amazon

Cũng nằm trong chương trình nghị sự, TT Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh đã lên tiếng về vụ cháy rừng đang càn quét khu rừng mưa nhiệt đới Amazon.

Ông Macron kêu gọi các thành viên G7 thảo luận vấn đề cháy rừng Amazon. Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng nói rằng ông sẽ dùng thượng đỉnh G7 để kêu gọi một sự tập trung mới vào bảo vệ thiên nhiên – văn phòng của ông cho biết.

TT Macron đã có cuộc thảo luận với Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif trước thềm thượng đỉnh G7 về vấn đề này.

Bất bình đẳng về kinh tế

Khoảng cách giàu nghèo trong đa số các quốc gia G7 vẫn chưa giảm. Kết hợp lại, dân số ở Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Anh, Italy và Nhật Bản sở hữu nhiều hơn một nửa tổng tài sản toàn cầu.

Tại các quốc gia trên, 10% người giàu nhất sở hữu xấp xỉ một nửa hoặc hơn tài sản của quốc gia, trong khi đó 50% người nghèo nhất chỉ sở hữu 10% hoặc ít hơn.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chậm lại, khoảng cách bất bình đẳng này sẽ không sớm được thu hẹp.

Theo Euronews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.