Thuốc trị Covid-19 có thể “thay đổi cuộc chơi”, Hàn Quốc sẽ sống chung với đại dịch

GD&TĐ - Theo Worldometer, thế giới có 239.895.171 ca mắc Covid-19, gồm 427.337 ca mới. Số ca tử vong là 4.888.476 ca, gồm 7.249 ca mới. Số ca hồi phục là hơn 217 triệu.

Người dân Hàn Quốc nghỉ ngơi tại một khu rừng.
Người dân Hàn Quốc nghỉ ngơi tại một khu rừng.

Công ty dược phẩm Merck & Co. đã tuyên bố nộp đơn xin sử dụng khẩn cấp thuốc trị Covid-19, nếu được phê chuẩn. Loại thuốc có tên monupiravir này có thể là “yếu tố thay đổi cuộc chơi” trong việc chấm dứt đại dịch với vai trò là một lựa chọn điều trị tại nhà.

Hãy tưởng tượng, nếu một người chưa tiêm vắc xin nhưng bị mắc Covid-19, họ có thể mua thuốc uống để giảm bớt nguy cơ tử vong tới 50%. Đây là viễn cảnh có thể làm giảm đáng kể số người tử vong không cần thiết vì Covid-19 và nó có thể trở thành sự thật sớm nhất vào năm 2022.

Loại thuốc này là một phần của nhóm thuốc kháng virus được gọi là nucleoside, có tác dụng ngăn virus nhân lên bên trong tế bào của một người. Viên thuốc sẽ tạo ra các đột biến trong một phần của mã di truyền chịu trách nhiệm để virus tự sao chép, khiến virus cuối cùng sẽ chết.

Hôm qua (13/10), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một nhóm các nhà khoa học muốn điều tra các mầm bệnh mới và ngăn chặn những đại dịch trong tương lai, đồng thời khôi phục lại cuộc điều tra vào nguồn gốc Covid-19.

Nhóm 26 chuyên gia này sẽ chịu trách nhiệm đưa ra một khuôn khổ toàn cầu mới cho các nghiên cứu về nguồn gốc của các mầm bệnh mới nổi và khả năng xảy ra đại dịch. Nhiệm vụ của họ bao gồm virus SARS-CoV-2 vốn gây ra đại dịch Covid-19.

Bên cạnh Covid-19, ngày càng có nhiều mầm bệnh nguy cơ cao xuất hiện hoặc tái xuất hiện trong những năm gần đây, bao gồm MERS, virus cúm gia cà, Lassa, Marburg và Ebola. Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết sự xuất hiện của các loại virus mới có khả năng gây ra đại dịch là một sự thật của tự nhiên. Mặc dù SARS-CoV-2 là loại virus mới nhất như vậy nhưng nó sẽ không phải là cuối cùng.

26 thành viên mà WHO đưa ra đã được chọn trong số 700 ứng cử viên từ một loạt các lĩnh vực khoa học khác nhau.

Hôm qua, Hàn Quốc đã thành lập một hội đồng để bàn luận về chiến lược làm thế nào để “sống chung với Covid-19” trong dài hạn. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc tìm cách loại bỏ dần các hạn chế về Covid-19 và mở cửa lại nền kinh tế trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng.

Theo chiến lược trên, chính phủ nhằm mục đích nới lỏng các hạn chế chống dịch đối với những người có thể chứng minh đã tiêm chủng đầy đủ, đồng thời khuyến khích bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ ở độ tuổi dưới 70 phục hồi tại nhà – Bộ Y tế cho biết.

Hãng tin Yonhap đưa tin, chính phủ sẽ tập trung vào số ca nhập viện và tử vong hơn là những ca nhiễm mới hàng ngày và sẽ xem xét không công bố những ca mới nữa.

“Chúng tôi sẽ biến Covid-19 thành một căn bệnh truyền nhiễm được kiểm soát và không còn là nỗi sợ hãi về những điều chưa biết nữa, đồng thời trả lại một cuộc sống bình thường cho người dân” – Thủ tướng Kim Boo-kyum phát biểu trong cuộc họp đầu tiên của ủy ban trên. Ông cho biết yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang không thể bị loại bỏ ngay lập tức theo chính sách mới.

Hàn Quốc chưa bao giờ áp đặt chế độ phong tỏa hoàn toàn nhưng đã áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.