Mùi hôi ở "vùng kín" có thể khiến bạn cực kì lúng túng trước mọi tình huống. Đây là hậu quả của tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức ở "vùng kín".
Vùng kín là nơi rất dễ bị dị ứng và cần được chăm sóc kĩ lưỡng để tránh những bệnh nguy hiểm và để lại hậu quả sau này.
Sữa chua
Sữa chua rất giàu khuẩn lactobacillus nên có tác dụng khôi phục cân bằng nồng độ PH ở âm đạo, khử mùi vùng kín. Ngoài ra, sử dụng sữa chua còn giúp chống nhiễm trùng candida (một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của mùi âm đạo).
Cách dùng: Ăn hai cốc sữa chua không đường hàng ngày hoặc uống bổ sung sữa chua nhiều probiotic. Ngoài ra, để đạt hiệu quả nhanh nhất, bạn nên ngâm một tampon trong sữa chua rồi đeo vào trong vài giờ, sau đó rửa lại thật sạch.
Nước ép dứa hoặc nước ép việt quất
Những loại nước ép trái câu này giúp cân bằng vi khuẩn đường tiết niệu, trị mùi vùng kín. Cách dùng: Nếu muốn trị bệnh nước tiểu nặng mùi, bạn có thể uống một ly nước ép nam việt quất, hoặc nước ép dứa mỗi ngày.
Quả chanh
Chanh có tác dụng vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn và xóa bỏ mùi hôi cho vùng kín vô cùng hiệu quả. Cách dùng: Vắt nửa quả chanh vào nước tắm hoặc nước vệ sinh vùng kín.
Bổ sung probiotic
Probiotic là những vi khuẩn hoặc nấm men có ích hỗ trợ khôi phục lại sự cân bằng bên trong cơ thể, kể cả bên trong âm đạo. Chính vì vậy, các sản phẩm có chứa lợi khuẩn probiotic có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch và kéo dài tuổi thọ của chúng ta.
Nếu bạn đang gặp phải rắc rối với mùi khó chịu ở "vùng kín", hãy bổ sung probiotic cho cơ thể để lấy lại sự cân bằng ở "vùng kín", giảm mùi hôi. Những sản phẩm chứa probiotic bao gồm: pho mát, bơm quả hồ trăn, súp miso, chuối, bột yến mạch, sữa chua...
Ngâm 1 muỗng cà phê cỏ cà ri trong 1 ly nước, uống vào ban đêm và vào buổi sáng. Dung dịch này có thể giúp cân bằng hormone trong cơ thể, giảm tình trạng vi khuẩn gây hại phát triển nhiều và gây ra mùi hôi cơ thể, đặc biệt là mùi hôi "vùng kín".
Tuy nhiên, một số người có thể bị kích ứng da hoặc tiêu chảy khi uống nước pha với cỏ cà ri. Vì vậy, bạn cần chú ý uống ít một, nếu thấy không có phản ứng mới nên tiếp tục uống.
Khám phụ khoa thường xuyên
Khám phụ khoa thường xuyên : nếu bạn đã chăm sóc và vệ sinh vùng kín kĩ lưỡng hang ngày mà vẫn còn mùi thì bạn nên tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết tốt nhất.
Thường thì những trường hợp này là biểu hiện của việc vùng kín bị nhiễm khuẩn. Một lời khuyên là bạn cũng nên thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh.
Cách để không bị hôi vùng kín
- Không ăn thức ăn như hành tỏi quá nhiều, không uống cà phê và các chất kích thích, rượu bia nhiều…
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ “vùng kín” đúng cách.
- Không thụt rửa quá sâu vào âm đạo để rửa.
- Đi vệ sinh nên lau sạch từ trước ra sau tránh việc lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo.
- Khi “đèn đỏ” cần thay băng vệ sinh thường xuyên khoảng 4h/lần, tùy theo mức độ máu kinh ra nhiều hay ít.
- Quần áo lót nên mặc đồ thoáng chất liệu coton tránh việc mặc đồ lót chật chội không thấm mồ hôi.
- Nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Khi có biểu hiện ngứa, rát, đỏ “vùng kín” hoặc ra khí hư màu trắng đục, bột … thì hãy tới ngay cơ sở y tế để khám và phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.