Thực phẩm cần kiêng khi bị nhiệt miệng nếu không muốn bị nặng hơn

Khi bị nhiệt miệng bạn không có chế độ ăn kiêng hợp lý chúng sẽ bị nặng hơn.

Thực phẩm cần kiêng khi bị nhiệt miệng nếu không muốn bị nặng hơn

Đặc điểm của nhiệt miệng

nhiệt miệng
Nhiệt miệng gây khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt.

Biểu hiện bệnh bắt đầu thường là bên trong miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2 - 10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, chung quanh sưng đỏ, có một đường viền màu đỏ tươi, trên có một lớp trắng. Những mụn này dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn các chất mặn, uống nước nóng... Nơi xuất hiện các vết loét thường là ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi...

Đặc điểm căn bệnh là lành tính, không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự khỏi, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.

Theo quan điểm của y học hiện đại, chứng lở miệng do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng. Chế độ ăn thiếu acid folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây lở miệng. Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein... làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.

Thực phẩm cần kiêng khi bị nhiệt

Không nên dùng thực phẩm cay nóng khi bị nhiệt miệng

Khi nhiệt miệng nên hạn chế các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu, các loại nước mắm, hạn chế ăn thịt chó ... vì những đồ này có tính nóng dễ làm bệnh nặng hơn.

Tránh đồ uống có cồn, cafein khi bị nhiệt miệng

Hạn chế tối đa việc thu nạp đồ uống chứa cồn và cafein để tổn thương do loét miệng sẽ nhanh lành lại. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là một trong những tác nhân khiến cho tình trạng loét miệng trở nên nghiêm trọng.

Thực phẩm nên ăn khi bị nhiệt miệng

Rau má là thực phẩm có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng.

Mướp đắng còn được gọi là khổ qua, có vị đắng nhưng tính hàn, được dùng để chữa nhiệt miệng, giải độc, nhuận tràng, bổ thận tráng dương, sáng mắt. Với cách chữa nhiệt miệng thì bạn hãy dùng 1 quả mướp đắng bỏ hạt và ruột ép lấy nước, pha thêm chút muối và súc miệng ngày 3 lần giúp miệng hết sung đau.

Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Gần đây Y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy trong rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, do đó mà rau diếp có có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng.

Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.