Thức khuya - thủ phạm làm con bạn lùn một mẩu

GD&TĐ - Chiều cao trung bình của người Việt chỉ nhích thêm 1 – 1,5 cm trong suốt 10 năm. Đa số đều cho rằng đây là hệ quả của di truyền. Thực tế, di truyền chỉ quyết định 23% chiều cao của trẻ, 77% còn lại là do vấn đề dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, vận động và giấc ngủ. Trong đó giấc ngủ chiếm tới 25% nhưng lại là một yếu tố không được chú trọng. Thói quen thức khuya ở trẻ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngày càng “lùn một mẩu” mà cha mẹ không hề hay biết.

Thức khuya - thủ phạm làm con bạn lùn một mẩu

Ngoài vấn đề dinh dưỡng, nhiều cha mẹ không biết rằng thói quen thức khuya của con chính là thủ phạm làm con thấp lùn hơn mỗi ngày. Giấc ngủ là khoảng thời gian có ý nghĩa rất lớn đối với sự tăng trưởng của trẻ bởi theo các nghiên cứu, vào ban đêm đặc biệt là khoảng thời gian từ 23 giờ đến 1 giờ, khi cơ thể trong trạng thái ngủ sâu và ngủ đủ giấc thì hormone tăng trưởng được sản sinh ra nhiều nhất, khoảng 75 – 80% lượng hormone được sản sinh trong ngày. Đây chính là hormone có vai trò kích thích gan sản xuất ra các protein gọi là IGF-1, có tác dụng kích thích mô xương và sụn phát triển, giúp tăng chiều cao cho trẻ.

Thức khuya - thủ phạm làm con bạn lùn một mẩu ảnh 1

khi cơ thể trong trạng thái ngủ sâu và ngủ đủ giấc thì hormone tăng trưởng được sản sinh ra nhiều nhất

Để trẻ tăng trưởng tốt thì trong thời gian 23h -1h trẻ cần ngủ trong trạng thái ngủ sâu giấc để phát triển tốt nhất điều đố đồng nghĩa với việc trẻ cần đi ngủ trước 10 giờ tối mỗi ngày. Nếu như giấc ngủ của trẻ không sâu, chất lượng giấc ngủ thấp. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lượng hormone tăng trưởng được tiết ra trong lúc ngủ, làm ngăn cản sự phát triển chiều cao tối ưu của trẻ, trẻ dễ bị “lùn” hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Để trẻ có vóc dáng cao lớn, ngoài việc cha mẹ phải chú ý cho trẻ đi ngủ sớm, ngủ sâu và đủ giấc còn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động cho trẻ. Nếu cha mẹ bổ sung dưỡng chất đầy đủ, khuyến khích con vận động tích cực, xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, trẻ hoàn toàn có thể cao lớn ngay cả khi cha mẹ thấp lùn. Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc phát triển chiều cao (chiếm 32%). Trong đó, canxi luôn là yếu tố được nhắc đến đầu tiên vì vi chất này ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển của xương. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vì bổ sung canxi quá mức, dẫn đến thừa, gây ra một số vấn đề sức khỏe như táo bón, biếng ăn, chậm tăng trưởng…

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, muốn trẻ phát triển chiều cao hiệu quả, vấn đề dinh dưỡng cần đảm bảo “đúng và đủ”. Canxi rất quan trọng và sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu bổ sung đúng hàm lượng theo độ tuổi, đặc biệt là đảm bảo khả năng canxi được hấp thụ tốt nhất để tránh gây thừa.

Thức khuya - thủ phạm làm con bạn lùn một mẩu ảnh 2

Dinh dưỡng quyết định tới 32% chiều cao của trẻ

Theo Suckhoecuabe.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ