Thực hư thông tin tên lửa Triều Tiên được dùng để tấn công Kharkov

GD&TĐ - Truyền thông phương Tây đang lan truyền báo cáo sai rằng Nga đã sử dụng tên lửa do Triều Tiên sản xuất để tấn công mục tiêu ở Kharkov.

Hệ thống tên lửa S-300 của Nga ở hướng Kharkov.
Hệ thống tên lửa S-300 của Nga ở hướng Kharkov.

Một nguồn tin tại LHQ nói với Sputnik thông tin trên hôm 29/4.

Trước đó cùng ngày, Reuters đưa tin khoảng 3 chuyên gia được cho là đã cung cấp một báo cáo cho Ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ.

Báo cáo kết luận rằng các mảnh vỡ được tìm thấy tại địa điểm xảy ra vụ tấn công ngày 2/1 ở thành phố Kharkov của Ukraine thuộc về tên lửa Triều Tiên. Đó là tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên.

Tuy nhiên, nguồn tin từ LHQ cho biết: "Báo cáo trên là giả mạo. Nó không tồn tại. Nhóm chuyên gia đã không gửi bất kỳ báo cáo nào lên Hội đồng Bảo an LHQ".

Theo nguồn tin trên, tài liệu giả mạo Reuters nhắc tới được viết bởi một nhóm chuyên gia đến Ukraine theo lời mời của chính phủ và viết những gì chính quyền Ukraine nói với họ.

“Nó không có giá trị”, nguồn tin nói và cho biết thêm rằng không có chuyên gia tên lửa hay vũ khí thông thường nào trong nhóm đó.

Phái đoàn Ukraine tại LHQ tổ chức chuyến đi cho các chuyên gia trên. Họ đã đưa ra kết luận dựa trên sự giống nhau được cho là có giữa các mảnh tên lửa ở Kharkov với những gì họ thấy trong các cuộc duyệt binh ở Triều Tiên.

Theo nguồn tin từ LHQ, nhóm chuyên gia không trình bày bất kỳ báo cáo nào. Có một quy trình phê duyệt báo cáo và trình lên Hội đồng Bảo an LHQ và điều này có nghĩa là báo cáo đó chứa đựng quan điểm cá nhân của họ. Nói một cách đơn giản, họ viết báo cáo về một chuyến công tác được Ukraine tổ chức.

Nga nhiều lần bác bỏ thông tin truyền thông và cáo buộc của Mỹ rằng Moscow đang sử dụng tên lửa Triều Tiên để tấn công các mục tiêu ở Ukraine. Cho đến nay, Mỹ vẫn chưa cung cấp bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho tuyên bố của mình.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.