Thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa Việt Nam với Armenia và Uzbekistan

GD&TĐ - Hợp tác giáo dục được thúc đẩy nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Armenia và Cộng hoà Uzbekistan của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thể thao Cộng hòa Armenia, ngài Martirosyan Artur.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thể thao Cộng hòa Armenia, ngài Martirosyan Artur.

Từ ngày 3-8/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Cộng hoà Armenia và Cộng hoà Uzbekistan.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc đã có các cuộc làm việc song phương với Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thể thao Cộng hòa Armenia và lãnh đạo Bộ Giáo dục đại học, Khoa học và Đổi mới Cộng hòa Uzbekistan.

Tại cuộc làm việc với Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thể thao Cộng hòa Armenia, ngài Martirosyan Artur, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và Thứ trưởng Martirosyan Artur vui mừng khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Armenia vẫn được duy trì và củng cố.

Trong thời Liên Xô, Cộng hòa Armenia đã đào tạo cho Việt Nam rất nhiều cán bộ trong các lĩnh vực khác nhau. Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Armenia có một giai đoạn tạm dừng.

Năm 2019 trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Cộng hòa Armenia Nikol Pashiyan tới Việt Nam, Việt Nam và Armenia đã ký kết Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và khoa học.

Để tiếp nối và phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa hai nước, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị phía Armenia xem xét việc triển khai Hiệp định đã ký, trước mắt xem xét việc trao đổi sinh viên sang học tập về đất nước học và ngôn ngữ.

Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng đề nghị Thứ trưởng Martirosyan Artur khuyến khích Trung tâm Công nghệ sáng tạo “TUMO” xem xét hợp tác với các tập đoàn giáo dục của Việt Nam trong việc xây dựng và chuyển giao các chương trình đào tạo cho học sinh Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ và thiết kế.

tt-nguyen-van-phuc.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và Bộ trưởng Bộ Giáo dục đại học, Khoa học và Đổi mới Cộng hòa Uzbekistan, ngài Kongratbay Sharipov.

Làm việc với Bộ trưởng Bộ Giáo dục đại học, Khoa học và Đổi mới Cộng hòa Uzbekistan, ngài Kongratbay Sharipov và Thứ trưởng thứ nhất Bộ Giáo dục đại học, Khoa học và Đổi mới Cộng hòa Uzbekistan, ngài Shakhrukh Daliev, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cùng lãnh đạo Bộ Giáo dục đại học, Khoa học và Đổi mới Cộng hòa Uzbekistan vui mừng khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Uzbekistan vẫn được duy trì và củng cố.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục đại học, Khoa học và Đổi mới Cộng hòa Uzbekistan bày tỏ mong muốn khôi phục lại quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã có thời gian gián đoạn và khẳng định sẵn sàng tiếp nhận du học sinh Việt Nam sang học tập ở Uzbekistan. Phía Uzbekistan cũng mong muốn được tổ chức Ngày Khoa học và Giáo dục Uzbekistan tại Việt Nam trong thời gian tới.

Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết sẽ xem xét tiếp nhận du học sinh Uzbekistan sang học tập tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam sau khi Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và đổi mới giữa hai nước được ký kết.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chia sẻ, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn cũng như Bộ GD&ĐT Việt Nam ghi nhận, đánh giá cao Trường Đại học Phương Đông Tashkent những năm qua đã duy trì việc giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho sinh viên. Thứ trưởng đồng thời khẳng định sẽ tạo điều kiện cho những sinh viên này được sang thực tập tiếng Việt tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.

Theo thống kế, trong thời Liên Xô, Cộng hòa Uzbekistan đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 3000 công dân Việt Nam ở các trình độ từ công nhân đào tạo nghề đến lưu học sinh đại học (rất nhiều trong số này là lưu học sinh các khóa dự bị tiếng Nga trước khi đến các nước cộng hòa khác học chuyên ngành).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ thuộc Sư đoàn 98 của IDF hoạt động ở Khan Younis, phía nam Gaza.

Trục Morag và bản chất cuộc chiến

GD&TĐ - IDF tuyên bố đang tiến hành các hoạt động gần cái gọi là "trục Morag" ở Dải Gaza sau khi ông Netanyahu tuyên bố ý định kiểm soát khu vực này.

Minh họa/INT

Pháp luật thúc đẩy phát triển

GD&TĐ - Trong kỷ nguyên mới, pháp luật phải thật sự là nền tảng của phát triển, phục vụ phát triển và thúc đẩy phát triển.

Ứng viên đăng ký thi tiếng Hàn Quốc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài

Gắn đào tạo với cung ứng nhân lực

GD&TĐ - Để giúp sinh viên nắm bắt cơ hội việc làm tốt, các trường ĐH, CĐ có nhiều chương trình hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp, đơn vị đào tạo nước ngoài…