Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em gái người DTTS

0:00 / 0:00
0:00
Thúc đẩy sự phát triển và bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em gái người DTTS.
Thúc đẩy sự phát triển và bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em gái người DTTS.

GD&TĐ - Thời gian qua, nhiều dự án, chương trình ý nghĩa đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em gái người dân tộc thiểu số theo mục tiêu Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719.

Thực hiện tốt các mục tiêu về bình đẳng giới

Với tầm nhìn phấn đấu trở thành một mắt xích quan trọng để tạo ra một tương lai ở đó tất cả phụ nữ và trẻ em gái (đặc biệt là dân tộc thiểu số, người khuyết tật...) được tôn trọng, được nhìn nhận, được tạo cơ hội và đối xử công bằng trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Trung tâm Nghiên cứu phát triển phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi Đại học Thái Nguyên đã phối hợp với nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng triển khai thực hiện các chương trình, dự án, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển, công tác bình đẳng giới. Những kết quả đạt được đã dần khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ, nhất là phụ nữ vùng dân tộc thiểu số.

PGS.TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Đại học Thái Nguyên thông tin: Hiện nay Đại học Thái Nguyên có gần 80 nghìn sinh viên và người học, trong đó sinh viên người dân tộc thiểu số chiếm tới 33%. Chính vì vậy, Đại học Thái Nguyên đã thiết lập các chương trình học đa dạng và linh hoạt, đồng thời tạo ra môi trường học tập và sống tương tác tích cực cho sinh viên người dân tộc thiểu số, không chỉ đào tạo họ về kiến thức chuyên môn, mà còn tạo điều kiện để họ phát triển cá nhân, khám phá và duy trì giá trị văn hóa truyền thống của mình.

Bên cạnh đó, Đại học Thái Nguyên cũng xem việc gắn kết cộng đồng, thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi là những mục tiêu quan trọng. Thông qua việc triển khai, thực hiện nhiều dự án và hoạt động nhằm tăng cường tình đoàn kết, phát triển bền vững trong khu vực và trao quyền cũng như thúc đẩy sự phát triển cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái nhằm đạt được bình đẳng giới thực chất. Đại học Thái Nguyên kết sẽ tiếp tục đóng góp vào việc phát triển bền vững của khu vực trung du miền núi phía Bắc, chú trọng đến cộng đồng người dân tộc thiểu số, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng yêu cầu của thời đại.

Khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số

TS Bùi Thị Hương Giang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (FEMMA) Đại học Thái Nguyên cho biết: Với mục tiêu tạo cơ hội, trao quyền, thúc đẩy sự phát triển xã hội, giáo dục, kinh tế và chính trị của tất cả phụ nữ và trẻ em gái để đạt được bình đẳng giới.

Dự án “Thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo và lồng ghép giới thông qua tập huấn và thực hiện kế hoạch hành động được triển khai đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực tại các địa phương trong tỉnh Yên Bái. Với các khóa tập huấn thu hút đông đảo học viên dân tộc thiểu số, các kế hoạch hành động nhóm, kế hoạch hành động cá nhân của học viên và hội thảo chia sẻ kết quả, hội thảo ra mắt mạng lưới lãnh đạo nữ dân tộc thiểu số.

Các đại biểu tham gia khoá học được tập huấn.

Các đại biểu tham gia khoá học được tập huấn.

Từ những thành tựu ban đầu, Ban Tổ chức hướng tới những mục tiêu bền vững với khoảng 2.000 đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng lợi, ít nhất 90 nữ lãnh đạo dân tộc thiểu số sẽ áp dụng kiến thức, kỹ năng tại khóa tập huấn một cách hiệu quả, về mặt cộng đồng, chương trình hướng tới vận động tăng tỷ lệ lãnh đạo nữ và xóa bỏ định kiến giới tại địa phương.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kết quả dự án và báo cáo kế hoạch hành động của học viên”. Tại hội thảo, các đại biểu đã dành phần lớn thời gian để nghe báo cáo kế hoạch hành động của các nhóm học viên, đây là kết quả của 3 khóa tập huấn dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia FEMMA. Các kế hoạch hành động tập trung giải quyết các vấn đề cấp thiết tại địa phương như nạn tảo hôn, định kiến giới; chống bạo lực trên cơ sở giới, hỗ trợ sinh kế, tăng cường sự tham gia của nữ giới vào các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương… Trên cơ sở báo cáo của học viên, 3 kế hoạch hành động được lựa chọn hỗ trợ kinh phí để triển khai trong giai đoạn tiếp theo.

Với những kết quả bước đầu, Ban Tổ chức hướng tới những mục tiêu bền vững nhằm giúp đỡ hàng nghìn đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng lợi, đặc biệt là các nữ lãnh đạo dân tộc thiểu số sẽ áp dụng kiến thức, kỹ năng để góp phần thay đổi cuộc sống cho đồng bào tại các địa phương. Đây vừa là hoạt động cụ thể hóa nội dung đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị, đồng thời góp phần vào mục tiêu chung của Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân mắc thuỷ đậu. Ảnh: BVCC

Nguy kịch do mắc thuỷ đậu

GD&TĐ - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân nữ (17 tuổi, Bắc Giang) nguy kịch do mắc thuỷ đậu.