Thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo lồng ghép giới cho xã La Pán Tẩn

GD&TĐ - Ngày 30/1, chương trình tập huấn “Thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo, lồng ghép giới và lập kế hoạch hành động” đã được tổ chức tại tỉnh Yên Bái.

Thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo lồng ghép giới và lập kế hoạch hành động.
Thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo lồng ghép giới và lập kế hoạch hành động.

Tham dự chương trình có ông Giàng A Câu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Yên Bái; ông Sùng A Chua, Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải; ông Phạm Tiến Lâm, Bí thư Đảng ủy xã La Pán Tẩn cùng lãnh đạo các sở, ban ngành địa phương.

Về phía Đại học Thái Nguyên có PGS.TS. Trần Viết Khanh – Chủ tịch Công đoàn, Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên; TS. Bùi Thị Hương Giang – Phó trưởng Ban Khoa học Công nghệ và Đối ngoại, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi, Đại học Thái Nguyên; các chuyên gia tham gia giảng dạy và 45 học viên người dân tộc thiểu số là lãnh đạo được quy hoạch lãnh đạo các cấp chính quyền, đoàn thể xã La Pán Tẩn.

Với mục tiêu trang bị, nâng cao năng lực lãnh đạo, kỹ năng lồng ghép giới cho các lãnh đạo nam và nữ, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch hành động cho lãnh đạo địa phương. Chương trình tập huấn là hoạt động đầu tiên trong Dự án “Nâng cao năng lực cộng đồng tại địa phương” do Trung tâm Nghiên cứu phát triển phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi, Đại học Thái Nguyên phối hợp cùng Quỹ Canada dành cho sáng kiến địa phương (CFLI) và Hội Nông dân tỉnh Yên Bái phối hợp thực hiện.

Dự án được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả lâu dài với lãnh đạo các địa phương, đặc biệt là lãnh đạo nữ người dân tộc thiểu số.

Dự án được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả lâu dài với lãnh đạo các địa phương, đặc biệt là lãnh đạo nữ người dân tộc thiểu số.

Chương trình sẽ được tổ chức tại các xã La Pán Tẩn, Nậm Khắt và Púng Luông thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái từ ngày 30/1 đến hết ngày 4/2/2023, gồm 3 khóa tập huấn, 30 kế hoạch hành động của học viên, 1 hội thảo chia sẻ kết quả và 1 mạng lưới lãnh đạo nữ vùng dân tộc thiểu số sẽ được ra mắt.

Ban Tổ chức kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu quả lâu dài với lãnh đạo các địa phương, đặc biệt là lãnh đạo nữ người dân tộc thiểu số, qua đó giúp họ áp dụng kiến thức, kỹ năng một cách hiệu quả. Những kế hoạch hành động được thực hiện thành công với khoảng 2000 đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng lợi, vận động tăng tỷ lệ lãnh đạo nữ vùng dân tộc thiểu số góp phần xóa bỏ định kiến giới và phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia lãnh đạo.

Trung tâm Nghiên cứu phát triển phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (FEMMA, https://femma.tnu.edu.vn) – Đại học Thái Nguyên là tổ chức Khoa học và công nghệ trực thuộc Đại học Thái Nguyên, với tầm nhìn phấn đấu trở thành một mắt xích quan trọng để tạo ra một tương lai ở đó tất cả phụ nữ và trẻ em gái (đặc biệt là dân tộc thiểu số, người khuyết tật...) được tôn trọng, được nhìn nhận, được tạo cơ hội và đối xử công bằng trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, góp phần quan trọng thực hiện tốt các mục tiêu Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.

FEMMA hướng tới mục tiêu tạo cơ hội, trao quyền, thúc đẩy sự phát triển xã hội, giáo dục, kinh tế và chính trị của tất cả phụ nữ và trẻ em gái để đạt được bình đẳng giới thực chất thông qua các dự án hoạt động như vận động chính sách liên quan đến quyền của phụ nữ; xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái; nâng cao năng lực và kỹ năng lãnh đạo, ra quyết định của phụ nữ; thúc đẩy sự bao gồm và cộng đồng đa dạng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ