Mùa hè nóng và ẩm ướt. Thế nhưng, bằng cách nào đó một toán các nhà sư Phật giáo thuộc hệ phái Chân Ngôn Tông đã khám phá ra một cách để “tự ướp xác” mình thông qua một thời kỳ dài tu trì khổ hạnh ngay tại một đỉnh núi thiêng của tỉnh Yamagata (phía Bắc Nhật Bản).
Trong khoảng giữa thời gian 1081 và 1903, ít nhất 17 vị thiền sư đã tu khổ hạnh ướp xác của chính họ.
Hành trình trở thành “nhục thân phật”
Những thiền sư này đã tu hành theo lối tu thiền của một vị thần tăng đắc đạo sống vào thế kỷ thứ 9 tên là Không Hải, vị này còn được biết đến bởi danh xưng là Hoằng Pháp Đại Sư, chính là người đã thành lập nên nhánh hệ phái Phật giáo Chân Ngôn Tông vào năm 806.
Theo một Phật tích có từ thế kỷ 11 được cho là của Không Hải (vị thần tăng qua đời vào năm 835), thì vị cao tăng đã không hề ăn gì, mà ngồi vào trong ngôi mộ tự dựng cho chính ngài và nhập vào cõi nyūjō, đó là một trạng thái thiền định mà nếu chìm vào cảnh giới tối cao nhất thì có thể tự bay lên. Theo Phật tích này, Không Hải có kế hoạch xuất hiện vào khoảng 5,67 triệu năm nữa để mở lối cho một số linh hồn tiến vào cõi Niết Bàn. Tài liệu đầu tiên liên quan đến việc trở thành một Sokushinbutsu (Nhục Thân Phật) thông qua hành động tự ướp xác đã diễn ra vào cuối thế kỷ thứ 11.
Vào năm 1081, một thiền sư tên là Thánh Thiên (Shōjin) đã tiếp bước thần tăng Không Hải để nhập định nyūjō bằng cách tự chôn sống. Ngài Thánh Thiên nuôi hy vọng trong tương lai sẽ trở lại nhân gian để cứu độ chúng sinh, nhưng khi các đệ tử của Thánh Thiên thiền sư lấy xác ướp của sư phụ ra khỏi mộ thì xác ướp đã nhanh chóng tan rữa. Phải mất gần 2 thế kỷ tự ướp xác và bị thất bại, cuối cùng các thiền sư mới tìm ra cách để tự ướp xác hoàn hảo: Tự giả chết để xác được tồn tại với thiên thu. Quá trình tự ướp xác rất gian nan, vất vả, các thiền sư cần phải chuẩn bị 3 năm trước khi…
Chết thật. Trung tâm của nghi thức thần bí này là một chế độ ăn uống gọi là mokujikigyō hay “thảo dưỡng”. Chế độ ăn uống kham khổ này thực ra đã bắt nguồn từ Tu Nghiệm Đạo (Shugendō) với cách thực hành nhịn ăn các loại ngũ cốc của đạo Lão. Trong suốt 1.000 ngày trước khi viên tịch, chế độ “thảo dưỡng” được các thiền sư kiên trì theo đuổi ngay trên các “ngôi mộ” trên đỉnh núi, họ sống cầm hơi chủ yếu thông qua các loại hạt, búp hoa và rễ cây các loại.
Sau khi kết thúc quy trình cuối cùng, họ hoàn toàn không còn cảm giác thèm ăn, và chỉ uống một lượng nước ít ỏi trong khoảng thời gian vài trăm ngày; hoặc nếu không họ sẽ thiền định để ngộ được nỗi khổ của chúng sinh, trước khi chết. Một số tài liệu còn nói rằng trong giai đoạn tu “thảo dưỡng” cuối cùng trước khi viên tịch, các nhà sư đã uống nước trà (chè) làm từ vỏ cây Toxicodendron verniculum (họ cây Đào Lộn Hột), cây này còn dùng làm sơn mài truyền thống ở Nhật Bản, urushi. Vỏ cây này có chứa một hợp chất độc.
Khi các thiền sư uống nước trà độc thì nó sẽ làm cho cái chết diễn ra từ từ, khi đó cơ thể sẽ không đón nhận vi khuẩn và ký sinh trùng đồng nghĩa là chặn đứng quá trình lão hóa của xác. Khi các thiền sư đoán biết cái chết của họ đến gần, chúng đệ tử sẽ nhấc sư phụ lên và đặt vào một cái hộp vào gỗ thông được đặt ngay xuống một cái hố sâu 3m ở một địa điểm được định trước. Kế đó, chúng đệ tử sẽ kê than quanh cái hộp, đặt một ống tre xuyên qua cái nắp đậy cái hộp gỗ, rồi chôn sống sư phụ của họ.
Có bao nhiêu “nhục thân phật” đang tồn tại?
Trong “nấm mồ” dưới lòng đất tối đen như mực, vị thiền sư sẽ nhập định và nếu nhà sư rung chuông thì chúng đệ tử trên mặt đất biết là sư phụ vẫn còn sống. Đến một ngày thấy chuông im bặt, chúng đệ tử sẽ mở “mộ” để thẩm tra xem sư phụ họ đã chết hẳn chưa, kế đó họ nhổ cái ống tre và phong kín ngôi mộ. 1.000 ngày sau đó, chúng đệ tử lại nhấc sư phụ họ lên mặt đất và thẩm tra xem xác có dấu hiệu thối rữa hay không?
Nếu xuất hiện dấu hiệu thối rữa, chúng đệ tử sẽ tổ chức tang ma rồi chôn vĩnh viễn xác sư phụ họ xuống đất. Còn nếu xác nguyên vẹn thì đó chính thị là “Nhục Thân Phật” (Sokushinbutsu) và sẽ đưa vào chùa để thờ cúng nghiêm cẩn. Người cuối cùng thực hành nghi thức sokushinbutsu là một thiền sư tên là Bột Khải (qua đời vào năm 1903), dưới thời Minh Trị, việc biến thành “Nhục Thân Phật” của Bột Khải vì cho là vi phạm pháp luật bởi vì chính phủ lâm thời cho rằng nó là dã man và lạc hậu.
Nhật Bản khi đó bước vào thời hiện đại, vì thế dân chúng Nhật cho rằng Bột Khải “điên” hơn các tiền nhân. Xác ướp của Bột Khải không bị phá hủy cho mãi tới năm 1961 khi một tốp các nhà sư tại Đại học Tohoku, họ rất sửng sốt trước sự “bất hoại” của nhục thân nhà sư. Dù viên tịch ở Yamagata, nhưng xác ướp của thiền sư Bột Khải giờ đây đã nằm ở Kanzeonji (tỉnh Niigata). Có 16 “Nhục Thân Phật” đang tồn tại ở Nhật Bản, trong số đó chỉ riêng vùng Tohoku đã có tới 13 “vị”. 7 trong số 8 xác ướp được tìm thấy ở
Yamagata thì đang hiện diện trên núi Yudono biến nơi đây thành một Phật địa hành hương linh thiêng. “Nhục Thân Phật” nổi tiếng hơn hết đã được tìm thấy ở Dainichibō. Tên của thiền sư đó là Shinnyokai, ngài nhập viên tịch vào năm 1783, hưởng dương 96 tuổi. Xác ướp của vị thiền sư theo tư thế tọa thiền hoa sen, đặt trong lồng kính ngay trong một ngôi đền nhỏ.
Tăng bào của thiền sư Shinnyokai được thay thế cứ 6 năm/lần, trong khi các “Nhục Thân Phật” khác thường phải lâu hơn thế mới được thay tăng bào. Những chiếc tăng bào cũ được cắt thành những mảnh nhỏ hình chữ nhật rồi được đặt bên trong các túi lụa, Phật tử có thể mua nó làm bùa hộ mạng với số tiền 1.000 yên/túi. Sự linh ứng của những túi bùa này đã được người đeo nó viết lên rất nhiều ở các mảnh giấy dán quanh ngôi đền của thiền sư
Shinnyokai. Các thánh địa Dainichibō và Churenji thu hút rất đông du khách. Phí vào tham quan 2 thánh địa Dainichibō và Churenji là 500 yên, du khách mua bùa hộ mạng và các món nữ trang của các ngôi đền, và lợi nhuận thu được sẽ giúp các cơ sở này duy trì sự hoạt động dài lâu. Vào năm 2015, các ngôi đền thiêng thậm chí còn in hẳn con tem về những “Nhục Thân Phật” nhằm khuyến khích du khách hành hương ghé thăm.