Thừa Thiên Huế: Cảnh báo tin nhắn lợi dụng chính sách Covid-19 để lừa đảo

GD&TĐ - Lợi dụng chính sách hỗ trợ Covid-19 theo Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ, các đối tượng đã thực hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi, để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Thừa Thiên Huế cảnh báo tin nhắn lợi dụng chính sách Covid-19 để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thừa Thiên Huế cảnh báo tin nhắn lợi dụng chính sách Covid-19 để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 28/11, thông tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh này vừa phát đi thông báo cảnh báo tình trạng lợi dụng chính sách hỗ trợ Covid-19 theo Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ để nhắn tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian gần đây, lợi dụng thông tin về chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp, các đối tượng lừa đảo đã thực hiện các thủ đoạn lừa đảo.

Theo đó, các hành vi chủ yếu là hướng dẫn kê khai tài sản, chiếm đoạt tiền có trong tài khoản ngân hàng thông qua hình thức nhắn tin qua Zalo hoặc nhắn tin SMS, gọi điện thoại và gửi đường dẫn (link) đăng nhập và một số ứng dụng, trang web…

BHXH Thừa Thiên Huế đã đưa ra cảnh báo và khẳng định các tin nhắn, cuộc gọi trên là của đối tượng lừa đảo. Đồng thời, khuyến cáo người dân lưu ý một số nội dung sau: Để tra cứu thông tin hưởng hỗ trợ người lao động chỉ cần truy cập vào đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/cong-khai-thong-tin-huong-ho-tro-theo-nghi-quyet-so-116nqcp.aspx và điền đầy đủ thông tin tra cứu.

Tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào, nhất là không nhấp chuột vào bất kỳ đường dẫn nào có nghi ngờ.

Khi nhận được các tin nhắn hoặc các cuộc gọi đến từ các số điện thoại lạ hay các số điện thoại quốc tế tự xưng là cơ quan BHXH, người dân cần nâng cao cảnh giác, hoặc thông báo đến số hotline của BHXH Việt Nam 1900 9068 để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Nhóm sinh viên và thiết kế trạm lắp ráp giúp tăng năng suất trong các nhà máy.

Trạm lắp ráp tùy biến theo nhân trắc học

GD&TĐ - Trạm lắp ráp điều chỉnh vị trí và cao độ bàn làm việc, hộp đựng chi tiết theo nhân trắc học của công nhân, bảo đảm thoải mái, không gây mệt mỏi…

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.