Thú vị tục “tiết kiệm” Mùng 1 Tết của người miền Tây

Sáng mùng 1, nội tôi giục các cháu thức dậy thật sớm rồi phân công mỗi đứa một việc nhỏ để tập tính siêng năng cho chúng tôi. Ngoài ra, nội không quên căn dặn: “Hôm nay là ngày đầu năm, các con phải tiết kiệm hết mức, không được ăn xài xa xỉ”.  

Thú vị tục “tiết kiệm” Mùng 1 Tết của người miền Tây

Thú vị tục “tiết kiệm” Mùng 1 Tết của người miền Tây ảnh 1

Vui Tết không quên kiêng cữ xài tiền mùng 1 Tết.

Theo quan niệm của người miền Tây, Mùng 1 Tết là ngày đầu năm với nhiều phong tục thuộc về bản sắc được gìn giữ tự bao đời. Những người già thường có niềm tin vào những điều có giá trị vô hình trong 3 ngày Tết. “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” là nét văn hóa mà chắc hẳn với người miền Tây nói riêng, người Việt nói chung chẳng ai là không biết. Riêng Mùng 1, các bậc cao niên thường bảo ban con cháu phải tiết kiệm để tránh sự phung phí trong suốt một năm.

Thú vị tục “tiết kiệm” Mùng 1 Tết của người miền Tây ảnh 2

Tết là thời khắc trẻ con luôn mong đợi

Ngày Tết đến với trẻ con một cách vui tươi trong tâm thế hân hoan, phấn khởi. Trẻ được mặc đồ mới, được ăn ngon và còn được người lớn “lì xì” để tiêu xài trong dịp Tết. Trẻ con lớn hay nhỏ đều thủ sẵn câu chúc Tết ngon lành để chúc Tết và để nhận được lộc đầu năm. Số tiền dành dụm được, trẻ con thường để trong cái túi nhỏ đợi đến 3 ngày chính Tết sẽ bắt đầu “bung lụa”. Dù quán xá, hàng hóa vẫn được bày bán la liệt, nhưng trẻ con luôn được người lớn dặn phải xài tiền đúng mực trong Mùng 1. Đó quả là điều quá khó khăn. Bởi thức quà thì vẫn được bày bán, tiền thì có sẵn trong túi. Mỗi khi định mua món hàng nào đó, chợt nhớ lại lời nhắc nhở, tức thì bỏ đi ý định xài tiền. Có lẽ không có ai mong muốn bản thân sẽ xài tiền xa xỉ suốt năm.

Thú vị tục “tiết kiệm” Mùng 1 Tết của người miền Tây ảnh 3

Ngày Tết, các mặt hàng vẫn bán bình thường

Dù là quan niệm dân gian, nhưng tục tiết kiệm vào Mùng 1 không phải là không có ý nghĩa. Ngày Tết dường như trẻ con đã được cha mẹ trang bị mọi thứ một cách đầy đủ nhất, nên hà cớ gì phải xài tiền phung phí. Trong nhà, từ thịt cá đến các thứ bánh mứt, trẻ thường choáng ngợp và đâm ra chán nản những thức ăn sẵn có. Những chiếc bánh, viên kẹo mua vội bên đường luôn mang lại sự thích thú cho trẻ con. Vì vậy, ông bà mới căn dặn con cháu không nên xài tiền mà hãy dùng những thức ăn sẵn có.

Ngày nay, tranh thủ 3 ngày chính Tết, các gian hàng bày bán nhiều hàng hóa với nhiều mẫu mã phong phú nhằm gây sự chú ý của trẻ con. Người lớn cũng ít khi quan tâm đến tục tiết kiệm vào Mùng 1, nên vô tư để con trẻ thoải mái tiêu tiền. Cuộc sống ngày càng “thoáng” hơn, những tập quán thuộc về tâm linh nay đã lùi dần về vị trí khiêm nhường. Thời này, ít thấy ai dặn dò con cái tiết kiệm vào Mùng 1 Tết như trước.

Mùng 1 Tết nhìn thấy hàng hóa bày bán la liệt, các em nhỏ vô tư xúm xít nhau quay quần bên các quầy hàng mà thấy chạnh lòng. Phải chăng những tập tục mang giá trị tinh thần từ nhiều đời đã lỗi thời. Chợt nhớ lại lời nội dặn trong những cái Tết xưa: “Mùng 1 là ngày kiêng xài tiền. Các cháu đừng nên phung phí” khiến những người thế hệ trước như chúng tôi phải ngậm ngùi. Tiết kiệm là quốc sách. Nó càng có ý nghĩa đối với ngày đầu năm mới. Thiết nghĩ, những giá trị thuộc về truyền thống văn hóa cần được gìn giữ và lưu truyền trong đời sống tinh thần của người Việt. Có như vậy đời sống tâm linh mỗi người mới được nâng cao, góp phần phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Theo songmoi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.