Thú vị quyển sách của thầy trò cùng viết...

GD&TĐ - Ngày 15/5, cuốn sách Có thư trên bậu cửa do giáo viên và học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP.HCM) thực hiện đã chính thức ra mắt.

Buổi ra mắt sách Có thư trên bậu cửa của giáo viên và học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM thực hiện.
Buổi ra mắt sách Có thư trên bậu cửa của giáo viên và học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM thực hiện.

Đây là cuốn sách tập hợp 50 lá thư viết bằng tay của các em học sinh lớp 11A9 và 11A12 thông qua dự án dạy học Có thư ngoài cửa của hai giáo viên môn Ngữ văn là thầy Đỗ Đức Anh, cô Lê Cúc Anh của trường triển khai.

Cuốn sách là tâm huyết của các giáo viên và học sinh tham gia dự án.
 Cuốn sách là tâm huyết của các giáo viên và học sinh tham gia dự án.

Buổi ra mắt sách cũng là buổi tổng kết dự án dạy học Có thư ngoài cửa với sự tham gia của các giáo viên Ngữ văn của một số trường THPT tại TP.HCM, các bậc phục huynh và một số nhân vật trong lá thư mà các em gửi.

Theo đó, để tham gia dự án, các em học sinh sẽ chia theo nhóm, mỗi nhóm khoảng 8 - 10 em. Mỗi người sẽ tự viết một lá thư tay cho những người mình ấn tượng, có nhiều tình cảm, hoặc mình ngưỡng mộ. Đó có thể là một người bạn thân, là một giáo viên, là người thân trong gia đình hay chỉ là chú bán kẹo bông, cô bán trà sữa, anh thợ sửa giày...

Từ những lá thư tay được viết rất nắn nót ấy, học sinh bắt đầu chia nhau đi phỏng vấn nhân vật chính trong thư của mình. Sau đó, mỗi nhóm chọn ra một nhân vật mà nhóm tâm đắc nhất, để làm thành những thước phim sống động, chân thật về nhân vật đó để chiếu trong buổi tổng kết dự án.

Chiến sĩ cảnh sát PCCC - nhân vật trong thư của em Thiên Thanh chia sẻ cảm xúc trong buổi báo cáo
Chiến sĩ cảnh sát PCCC - nhân vật trong thư của em Thiên Thanh chia sẻ cảm xúc trong buổi báo cáo
Bên cạnh đó, mỗi lớp có một Trạm thư chờ ở cửa lớp và trên trang fanpage của dự án để nhận những lá thư chia sẻ của các bạn học sinh muốn gửi gắm đến những người mà mình yêu thương, ngưỡng mộ, quý mến... hay chỉ là những lá thư giãi bày tâm tư tình cảm của mình.
Khi có thư, các bạn trong nhóm hồi đáp lại bằng thư tay cho những lá thư gửi đến.

Tại buổi ra mắt sách và tổng kết dự án có sự hiện diện của một số nhân vật trong thư như chị Lê Nguyễn Thiên Hương, người sáng lập và điều phối dự án Save SonDoong (Bảo vệ Sơn Đoòng); là những bậc phụ huynh, là người anh bị khuyết tật…

Chị Lê Nguyễn Thiên Hương, người sáng lập và điều phối dự án Save SonDoong (Bảo vệ Sơn Đoòng) nhân vật trong lá thư của em Thiên Phúc có mặt và giao lưu tại buổi ra mắt sách.
Chị Lê Nguyễn Thiên Hương, người sáng lập và điều phối dự án Save SonDoong (Bảo vệ Sơn Đoòng) nhân vật trong lá thư của em Thiên Phúc có mặt và giao lưu tại buổi ra mắt sách.

Những người chưa quen biết các em học sinh, họ nhận được một lá thư tay ngoài bậu cửa thể hiện những tình cảm, những suy nghĩ những điều các em muốn chia sẻ đã khiến họ rất vui, xúc động.

“Thực sự rất xúc động và cảm thấy ý nghĩa khi nhận được lá thư của các em học sinh Bùi Thị Xuân gửi. Những gì mà các em viết, gửi gắm sẽ là món quà tinh thần lớn để giúp tôi ngày mỗi cố gắng hơn trong công việc và giúp đỡ được nhiều người hơn nữa”, anh Thanh Tuấn, thợ sửa giày tại một con hẻm ở quận 1 chia sẻ.

Mẹ của em Đoàn Văn Hải-nhân vật chính trong lá thư Hoa xương rồng trên đá sỏi cùng đọc lá thư của một học sinh gửi em Hải.
Mẹ của em Đoàn Văn Hải-nhân vật chính trong lá thư Hoa xương rồng trên đá sỏi cùng đọc lá thư của một học sinh gửi em Hải.

Được biết, qua việc xuất bản và bán sách, dự án sẽ dành một phần kinh phí để hoạt động từ thiện và các em học sinh rất mong muốn những cuốn sách, những lá thư này sẽ được lan tỏa nhiều hơn tới mọi người.

Đại diện Ban giám hiệu Trường THPT Bùi Thị Xuân tặng hoa cho hai giáo viên thực hiện dự án.
 Đại diện Ban giám hiệu Trường THPT Bùi Thị Xuân tặng hoa cho hai giáo viên thực hiện dự án.

Dự án Có thư ngoài cửa là mùa thứ ba của dự án dạy học chủ đề học Văn từ cuộc sống được thầy giáo Đỗ Đức Anh triển khai thực hiện cho các em học sinh của Trường THPT Bùi Thị Xuân.

Thầy Đức Anh hi vọng, qua dự án, học sinh của mình có được những trải nghiệm về cuộc sống, hiểu hơn về hơi thở của xã hội ngoài kia. Từ đó các em sẽ rút ra được bài học cho mình, các em đi để cảm nhận, đi để yêu cuộc đời hơn, để biết san sẻ với những người xung quanh mình…

Học sinh tham gia dự án nhận giấy chứng nhận của nhà trường.
 Học sinh tham gia dự án nhận giấy chứng nhận của nhà trường.
Cuốn sách đầy tâm huyết của các giáo viên và học sinh tham gia dự án.
 Cuốn sách đầy tâm huyết của các giáo viên và học sinh tham gia dự án.

“Cô Phụng thân mến, con là Đức, một đứa quậy phá chẳng chịu lo học hành đàng hoàng. Nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ khi con gặp cô, một người lao công ở ngôi trường Bùi Thị Xuân. Tuy cô chỉ là một người nhỏ bé trong ngôi trường này nhưng cô không biết rằng, chính từ tấm lòng chân thật của cô đã làm thay đổi một con người và người đó là con Trần Anh Đức, học sinh lớp 10A12 đang viết cho cô lá thư này đây…

Và còn nhiều điều cô dạy con lắm, nên với con, cô không phải là một cô lao công mà là một cô giáo, dù cô chưa một lần đứng lớp”, trích lá thư Người thầy chưa bao giờ đứng lớp của bạn Trần Anh Đức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ