Bức thư ngôn tình thời “ông bà anh” 60 năm trước khiến dân mạng "dậy sóng"

Những dòng chữ đong đầy yêu thương của một người lính xa nhà viết vào những năm 1960 đã khiến không ít người phải thổn thức.

Bức thư ngôn tình thời “ông bà anh” 60 năm trước khiến dân mạng "dậy sóng"

Người ta thường nói, tình yêu thời hiện đại tuy gần mà xa bởi vì có những cặp đôi ngồi ngay cạnh nhau nhưng mỗi người lại ở trong một thế giới riêng, với một chiếc smartphone trên tay. Còn tình yêu từ thời xa xưa, thời “ông bà anh” ngược lại, tuy xa mà lại gần. Dù thời gian dài đằng đẵng, nhưng chỉ cần một vài bức thư tay, một vài kỷ niệm cũng đủ khiến người ta nhớ nhung, lưu luyến nhau cả đời.

Và bức thư đậm chất ngôn tình được viết vào những năm 1960 đã khơi gợi lại biết bao xúc cảm. Sau khi được facebooker có nickname Phạm Lê Đan Nhi chia sẻ, bức thư đã trở thành tâm điểm của cư dân mạng.

buc thu dam chat ngon tinh thoi “ong ba anh” 60 nam truoc khien dan mang day song hinh anh 1

Bức thư tình khiến dân mạng thổn thức. Ảnh: Phạm Lê Đan Nhi.

Theo lời kể của Đan Nhi, cô vô tình thấy bức thư này trong đám tang của ông ngoại. Đọc lại từng dòng, từng chữ bất cứ ai cũng xúc động trước tình yêu chân thành, không toan tính mà ông bà dành cho nhau: “Chào em yêu”, “Em Hương, anh viết thơ này một đêm trường thao thức, giữa lúc thôn quê đang im lìm trong giấc ngủ say sưa. Riêng anh còn thức với ngọn đèn. Anh nhớ tới em yêu”, “Riêng anh kỳ này khỏe và đen hơn trước nhiều, chắc ít nữa em về khéo không nhận ra anh nữa đâu”...

Sau ít giờ đăng tải, bức thư gửi người thương được viết gần 60 năm trước đã thu hút được hàng nghìn bình luận. Thậm chí, không ít người đã đóng góp thêm vào topic này những kỷ vật không thể nào quên của ông bà mình.

Thành viên có nick Việt Dũng cảm động: “Hồi xưa các cụ viết thư rất hay. Đọc rất mộc mạc và gần gũi, khác xa bây giờ”.

buc thu dam chat ngon tinh thoi “ong ba anh” 60 nam truoc khien dan mang day song hinh anh 2

Một năm sau ngày cưới và những dòng nhắn nhủ của bố mẹ dành cho nhau. Ảnh: Hoang Xoan.

Đồng quan điểm, facebooker Rachel Nguyen kể lại: “Đọc bức thư này làm mình nhớ ba ghê. Sách vở ba mình giữ gìn từ hồi ba còn đi học tầm những năm 75. Mình lục xem, giấy đã vàng giòn mà trang nào ra trang nấy. Góc sách vẫn lề chưa bung mấy. Trong kẹp toàn thư tay với người yêu và thơ tự làm. Cuốn nào cũng ít nhất 1, 2 lá thư và 4, 5 bài thơ. Không phải khen chứ chữ viết còn đẹp và thơ tình sâu xa lắm. Điều đặc biệt nhất là mình phát hiện tên của mình là tên người yêu cũ của ba hồi trung học”.

Bức thư này cũng đã đánh thức không ít người trẻ khi nhìn nhận lại tình yêu thời hiện đại. “Mình thấy những thứ như vậy đáng yêu hơn việc là ngồi bên nhau ôm điện thoại. Ngồi ngay cạnh nhau mà chẳng hiểu được đối phương đang làm gì, nghĩ gì”, bạn Quỳnh Phương nói.

Đây cũng chính là suy nghĩ của Nguyn Nguyn: “So với tình cảm của những người đi trước, tình cảm ngày nay thường thiếu hụt nhất đó là sự tôn trọng lẫn nhau”.

buc thu dam chat ngon tinh thoi “ong ba anh” 60 nam truoc khien dan mang day song hinh anh 3

Những kỷ vật giản dị khiến ai cũng xúc động. Ảnh: Linh Chi.

Bên cạnh đó, thành viên Linh Chi, Hoang Xoan cũng đóng góp thêm hình ảnh về quyển sổ chép lời bài hát và những dòng nhắn nhủ đằng sau tấm ảnh chứa đựng niềm tin cùng tình yêu thương.

Xem lại những hình ảnh này, người ta mới thấy trân quý, thêm yêu những hoài niệm xưa cũ.

“Thời hiện đại cần thì gọi điện thoại, facetime... mọi thứ thuận tiện hơn nhưng lại có những giây phút vô tình xem lại kỷ vật, ai cũng thấy tim mình thổn thức”, facebooker Linh Chi nói.

Theo Dân việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.

Học sinh lớp 10A7 Trường THPT Lương Thế Vinh (Quảng Bình) tìm hiểu nhạc cụ dân gian trong tiết học Chuyên đề Ngữ văn 10. Ảnh: NVCC

Đưa trang văn gần với trang đời

GD&TĐ - Dạy học Ngữ văn chương trình mới, ngoài kiến thức cơ bản, nhiều giá trị văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động đọc, viết, nói và nghe.