Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra “cửa ngõ giao thương phía Nam”

Sáng nay, 20/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi kiểm tra hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải, trong đó có bến cảng nước sâu lớn nhất, quy mô nhất cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến kiểm tra bến cảng Gemalink khi cảng mới đón tàu vào khai thác chuyến đầu tiên vào tháng 1/2021. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến kiểm tra bến cảng Gemalink khi cảng mới đón tàu vào khai thác chuyến đầu tiên vào tháng 1/2021. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Cùng đi có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, lãnh đạo một số bộ, ngành và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chuyến kiểm tra của Thủ tướng diễn ra 1 tuần sau khi tổ chức Hội nghị  Hội nghị quy mô lớn Chính phủ về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu tại Cần Thơ, “thủ phủ của miền Tây”.

Một trong những điểm “mấu chốt” đối với sự phát triển khu vực này chính là kết cấu hạ tầng giao thông, logistics, liên kết vùng. Trong đó, hệ thống cảng biển đóng vai trò quan trọng, là “cửa ngõ phía Nam”, lối ra cho hàng hóa, nông sản của của vùng.

Gemalink là cảng nước sâu lớn nhất cả nước, nằm trong phạm vi cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Gemalink là cảng nước sâu lớn nhất cả nước, nằm trong phạm vi cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Dài hơn 20 km, chiếm hơn 30% lượng hàng hóa xuất khẩu bằng container của cả nước, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, cụm cảng biển sâu ở Bà Rịa - Vũng Tàu, ở cửa sông Thị Vải và sông Cái Mép, được đánh giá có mức tăng trưởng hàng hóa cao hàng đầu khu vực và được kỳ vọng sẽ trở thành cửa ngõ giao thương phía Nam.

Những cẩu bờ hiện đại tại cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Những cẩu bờ hiện đại tại cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Nếu năm 2013, tại Cái Mép - Thị Vải mới thiết lập được 8 tuyến vận tải, năm 2019 là 23 tuyến vận tải thì đến nay đã hình thành 32 tuyến. Trong đó có 25 tuyến quốc tế và 7 tuyến nội địa.

Tháng 10/2020, cảng đã đón tàu container Margrethe Maersk (trọng tải trên 214.000 tấn, sức chở hơn 18.300 TEU, dài gần 400m, rộng 59m) - một trong những tàu container lớn nhất thế giới hiện nay, trở thành một trong số khoảng 20 cảng lớn trên thế giới có đủ năng lực tiếp nhận tàu kích cỡ này.

Cảng Gemalink đưa vào khai thác với công suất giai đoạn 1 là 1,5 triệu Teus/năm. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Cảng Gemalink đưa vào khai thác với công suất giai đoạn 1 là 1,5 triệu Teus/năm. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Ba năm qua, sản lượng hàng hóa qua cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng rất nhanh, đạt bình quân gần 18%/năm. Năm 2020 cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt 7,55 triệu Teu, vượt dự báo hàng hóa cho thời điểm năm 2020.

Với tốc độ phát triển 18% mỗi năm như hiện nay, chủ yếu là hàng đi tuyến xa, sử dụng tàu lớn, chỉ cần 3 năm nữa là lượng hàng qua cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải sẽ tăng gấp đôi.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Đầu năm 2021, bến cảng Gemalink, cảng nước sâu lớn nhất cả nước, nằm trong phạm vi cụm cảng Cái Mép - Thị Vải đã được đưa vào khai thác với công suất giai đoạn 1 là 1,5 triệu Teus/năm, góp phần nâng tổng công suất khai thác tại Cái Mép - Thị Vải lên 8,3 triệu Teus/năm.

Như vậy, sản lượng thông qua 7,55 triệu Teu năm 2020 đã đạt gần 91% công suất thiết kế các bến cảng.

Tổng công suất cụm cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải hiện 8,3 triệu Teus/năm, trong đó năm 2020 đạt mức thông quan 7,55 triêu Teu, tương đương 91%. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Tổng công suất cụm cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải hiện 8,3 triệu Teus/năm, trong đó năm 2020 đạt mức thông quan 7,55 triêu Teu, tương đương 91%. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Có thể thấy, nguy cơ quá tải cung cầu cảng biển cho tàu lớn tại Cái Mép - Thị Vải đã hiển nhiên. Ngoài ra, quá trình đưa hàng hóa xuống Cái Mép - Thị Vải còn gặp nhiều khó khăn khi thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông. Vấn đề này đã được nhận diện và nhiều giải pháp đã được triển khai.

Trong sáng nay, Thủ tướng đã đến kiểm tra bến cảng Gemalink khi cảng mới đón tàu vào khai thác chuyến đầu tiên vào tháng 1/2021.

Với tốc độ phát triển 18% mỗi năm như hiện nay, chủ yếu là hàng đi tuyến xa, sử dụng tàu lớn, chỉ cần 3 năm nữa là lượng hàng qua cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải sẽ tăng gấp đôi. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Với tốc độ phát triển 18% mỗi năm như hiện nay, chủ yếu là hàng đi tuyến xa, sử dụng tàu lớn, chỉ cần 3 năm nữa là lượng hàng qua cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải sẽ tăng gấp đôi. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Đây là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, là một trong số 19 cảng lớn của thế giới đón được các siêu tàu lớn nhất thế giới hiện nay. Đây là cảng có quy mô lớn nhất Việt Nam.

Cảng không những lớn về tổng mức đầu tư 520 triệu USD cho 2 giai đoạn (trong đó giai đoạn 1 đã hoàn thành là 330 triệu USD) mà còn là cảng có công suất lớn nhất nước với 2,5 triệu Teus.

Cảng được trang bị bởi những siêu cẩu bờ (STS) được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam. Cảng sẽ chính thức khai trương vào tháng 5/2021 và sẽ khai thác ít nhất 80% công suất thiết kế ngay trong năm nay và sẽ khai thác hết công suất từ năm 2022. Thủ tướng cũng đến kiểm tra bến cảng quốc tế Tân Cảng Cái Mép.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Tân Cảng - Cái Mép. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Tân Cảng - Cái Mép. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Tại đây, Thủ tướng đã được nghe báo cáo về tình hình quy hoạch hệ thống cảng Bà Rịa – Vũng Tàu, hệ thống giao thông kết nối, hiện trạng và định hướng quy hoạch khu bến Cái Mép – Thị Vải.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nghe báo cáo tình hình hoạt động của Tân Cảng-Cái Mép. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nghe báo cáo tình hình hoạt động của Tân Cảng-Cái Mép. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Sau chuyến kiểm tra, Thủ tướng sẽ có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải nhằm đánh thức tiềm năng phát triển cảng Cái Mép – Thị Vải, logistics, tập trung vào phát triển hạ tầng giao thông vận tải kết nối khu vực.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Theo baochinhphu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ