Thủ tướng đặt 3 câu hỏi cho ngành Du lịch

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Diễn dàn Nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam 2019 sáng nay tại TP.HCM.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Diễn dàn Nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam 2019 sáng nay tại TP.HCM.

Đó là một trong 3 trăn trở lớn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt ra tại Diễn đàn Nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam 2019 tổ chức tại TP.HCM khi phát biểu khai mạc.

3 câu hỏi và mục tiêu mà ngành du lịch cần hướng đến

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trước khi tìm lời giải cho việc nâng chất lượng đội ngũ nhân lực ngành du lịch Việt Nam, những người làm du lịch cần tự hỏi: Các chính sách nghề nghiệp trong ngành du lịch hiện có đủ thu hút. Chúng ta đã làm gì để tương xứng với hai chữ "mũi nhọn"?;

Chúng ta làm gì để thu hút lao động chất lượng cao, để tối ưu hóa nguồn lực sẵn có?

Đặc biệt, về tính chiến lược trong việc phát triển ngành du lịch, các Bộ - ngành đã làm gì để ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành mũi nhọn?.

Qua đó, Thủ tướng nhấn mạnh các Bộ - ngành nên thực hiện nghiêm túc chứ không chỉ chờ địa phương thực hiện và cho ý kiến. Bởi du lịch là ngành có tính chất toàn cầu nên khó áp dụng chế độ bảo hộ, chính sách không được rời rạc mà phải tổng thể.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tham dự Diễn đàn Nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam 2019.
  Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tham dự Diễn đàn  Nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam 2019.

Thủ tướng tin rằng, những công ty có chính sách tốt (đào tạo gắn với thực tế) sẽ trả lời tốt nhất câu hỏi trên. Bởi khi xây dựng một công ty có môi trường tốt, bên cạnh việc hình thành được cộng đồng du lịch có văn hóa, ứng xử văn minh sẽ rất quan trọng. Vì đó là nền tảng thúc đẩy du lịch phát triển bền vững. 

Theo Thủ tướng, ngành du lịch cần tính hiệu quả của nguồn nhân lực gắn liền với giá trị của mỗi con người thay vì xây dựng các chính sách thiếu tính gắn kết. Thủ tướng cho rằng, không chỉ các đơn vị, công ty mà người dân, cộng đồng - nơi diễn ra hoạt động du lịch cũng phải tham gia vào việc phát triển du lịch Việt Nam.

 Những năm qua, chúng ta nói nhiều về du lịch cộng đồng. Chính người dân mới là yếu tố quyết định quan trọng trong hệ thống du lịch Việt Nam. Chúng ta có 346 cơ sở du lịch, mỗi năm nhu cầu du lịch đến 40.000 người nhưng chất lượng mới là vấn đề đặt ra khi nguồn nhân lực còn thấp, yếu, chưa học hành đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu về văn hóa, ứng xử thái độ... Cái này cần phải thay đổi.  
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

“Những năm qua, chúng ta nói nhiều về du lịch cộng đồng. Chính người dân mới là yếu tố quyết định quan trọng trong hệ thống du lịch Việt Nam. Chúng ta có 346 cơ sở du lịch, mỗi năm nhu cầu du lịch đến 40.000 người nhưng chất lượng mới là vấn đề đặt ra khi nguồn nhân lực còn thấp, yếu, chưa học hành đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu về văn hóa, ứng xử thái độ... Cái này cần phải thay đổi”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Từ những phân tích trên, Thủ tướng cho rằng ngành du lịch Việt Nam thời gian tới cần phải phát huy hết nguồn lực kể trên. Đó là chưa kể chúng ta còn một nguồn nhân lực rất lớn trong các ngành văn hóa, lịch sử, truyền thông…vẫn chưa khai thác hết.

“Muốn trở thành một ngành mũi nhọn, đóng góp 10% GDP cả nước thì ngành du lịch Việt Nam thời gian tới cần phải có cơ chế tốt để thu hút nhân sự trong các ngành nghề khác. Cần tập hợp những nhân sự đa ngành để phối hợp làm du lịch tốt hơn. Cách tiếp cận nguồn nhân lực du lịch như Diễn đàn hôm nay sẽ góp phần giúp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý.

3 chữ "C" để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Để triển khai chính sách và chiến lược phát triển ngành Du lịch Việt Nam một cách tốt, bền vững Thủ tướng cho rằng mọi thứ phải được xây từ ba nền móng cơ bản.

Thứ nhất đó là Con người: Cần nâng cao ý thức, sự hiếu khách, sẵn sàng giúp khách du lịch, đặc biệt người dân bản địa tại địa phương. Chữ “C” đầu tiên này theo Thủ tướng, các trường đóng vai trò rất quan trọng, người dân đóng vai trò trực tiếp quan trọng thứ hai.

Thứ hai là Cơ sở hạ tầng: Hạ tầng du lịch, kết nối giao tông, hạ tầng mềm (văn hóa), hạ tầng thông như: Chính phủ điện tử hay thành phố thông minh chúng ta đang triển khai là những cái quan trọng để phát triển du lịch.

Quang cảnh toàn hội trường Diễn đàn về Nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam 2019.
 Quang cảnh toàn hội trường Diễn đàn về Nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam 2019.

Cuối cùng là Chiến lược: Làm gì cũng phải có bước đi trước sau, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cần có tầm nhìn dài hạn, phương hướng hành động mỗi năm của ngành du lịch cùng các ngành khác, đặc biệt là ngành giáo dục đào tạo để thực thi tốt, cân bằng được giữa kinh tế, văn hóa, môi trường….

Đặc biệt là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực có bước đi phù hợp tránh tình trạng xảy ra nguồn nhân lực không thừa thiếu, số lượng đi cùng chất lượng để phát triển du lịch Việt Nam.

Thủ tướng nhận định, du lịch không chỉ là một ngành kinh tế giàu tiềm năng mà còn là một niềm tự hào, sức mạnh mềm và ảnh hưởng văn hóa của chúng ta trên toàn cầu.

Thủ tướng có niềm tin, với 100 triệu người dân Việt Nam trong và ngoài nước, nguồn nhân lực của chúng ta không thể thiếu cả lượng và chất, điều cốt yếu là làm sao chúng ta phát huy được tốt nhất tiềm năng và kỹ năng tiềm ẩn trong mỗi người Việt Nam.

Vì vậy, phát triển du lịch không chỉ là một nhiệm vụ kinh tế đơn thuần, trong mọi hoạch định chiến lược nguồn nhân lực du lịch luôn đóng một vai trò nhất định, bởi sự tương tác về phương tiện, văn hóa và con người sẽ đóng vai trò quyết định đến sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên toàn cầu.

Thủ tướng có niềm tin, với 100 triệu người dân Việt Nam trong và ngoài nước, nguồn nhân lực của chúng ta không thể thiếu cả lượng và chất, điều cốt yếu là làm sao chúng ta phát huy được tốt nhất tiềm năng và kỹ năng tiềm ẩn trong mỗi người Việt Nam.

Vì vậy, Thủ tướng kỳ vọng sau diễn đàn, các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương sẽ có câu trả lời thỏa đáng. Đặc biệt chúng ta cần phải xác định đúng bản chất vấn đề, thì mới tháo gỡ nút thắt, xây chiến lược đúng hướng, khả thi, đặc biệt là trong vấn đề nâng cao nguồn nhân lực cả về lượng và chất, để du lịch Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng là ngành kinh tế mũi nhọn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.