Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng cứ đến Tết là biếu xén quà cáp

GD&TĐ - Chiều 28/12, chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, trước khi lãnh đạo các địa phương phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc nhở: “Đừng có tết nhất biếu xén nữa. Các chủ tịch, bí thư địa phương không phải lên trung ương biếu xén nữa, rồi lại phải hợp thức hóa, mua hóa đơn, huy động chỗ này chỗ kia…”.

Thủ tướng Chính phủ cho rằng chính thói quen biếu xén dịp Tết đã tạo ra những “tiền lệ xấu”, làm manh nha tình trạng tham nhũng. (ảnh theo VGP)
Thủ tướng Chính phủ cho rằng chính thói quen biếu xén dịp Tết đã tạo ra những “tiền lệ xấu”, làm manh nha tình trạng tham nhũng. (ảnh theo VGP)

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chính thói quen này đã tạo ra những “tiền lệ xấu”, làm manh nha tình trạng tham nhũng.

“Tôi nhắc lại là phải chấm dứt ngay tình trạng cứ đến Tết là biếu xén quà cáp. Làm thế đâu có được”, Thủ tướng nói.

Liên quan đến việc thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ về việc cấm biếu xén quà Tết, trao đổi với PV báo chí, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng (PCTN) của Thanh tra Chính phủ(TTCP) cho biết, TTCP đã quán triệt thực hiện chỉ đạo này của Ban Bí thư và Chính phủ.

Ông Đạt cho biết, năm nay, Cục PCTN tiếp tục mở 3 đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp tố cáo về tham nhũng, tiêu cực và tặng quà trái quy định dịp Tết Nguyên đán 2018.

Cụ thể, số điện thoại đường dây nóng mà Cục PCTN tiếp nhận thông tin phản ánh của công dân là 3 số điện thoại: 08.048228, 0902.386.999 và 0125.698.6688.

Ngoài ra, người dân, doanh nghiệp cũng có thể gửi thông tin phản ánh, tố giác qua email: Cucchongthamnhung@gmail.com.

Ông Phạm Trọng Đạt khẳng định, những thông tin phản ánh về quà tặng Tết, dấu hiệu tiêu cực, nhũng nhiễu có cơ sở sẽ được xử lý ngay lập tức hoặc được Cục Chống tham nhũng- Thanh tra Chính phủ chuyển cơ quan chức năng xử lý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.