Thủ tướng Anh đối đầu với các lãnh đạo EU giữa cơn khủng hoảng Brexit

GD&TĐ - Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ngày 17/10 tại Brussels tưởng chừng sẽ là thời điểm quyết định cho cuộc đàm phán về việc Anh rút khỏi khối EU nhưng có vẻ như hai bên vẫn chưa thể đạt được một sự đồng thuận.

Bà May đang gặp không ít thách thức trong vấn đề Brexit
Bà May đang gặp không ít thách thức trong vấn đề Brexit

Chủ tịch EU Donald Tusk tuyên bố: “Tôi sẽ hỏi Thủ tướng Anh xem bà có thể đưa ra bất cứ đề xuất cụ thể nào để phá vỡ tình trạng bế tắc của cuộc đàm phán hay không”. Tuy nhiên, bao vây bởi áp lực từ những đối thủ trong cùng đảng và văn phòng nội các của mình, bà Theresa May không đưa ra bất cứ đề xuất nào.

Kể cả chương trình hoạt động của Anh trong ngày mở đầu hội nghị cũng nhấn mạnh sự cô lập của Anh. Ông Tusk đã nói rõ rằng, nếu bà May và nhà đàm phán của EU Michel Barnier không đưa ra được bất cứ dấu hiệu tiến triển cụ thể nào cho một thỏa thuận dự thảo, ông sẽ không kêu gọi mở hội nghị trong tháng 11 tới để ký kết.

Thay vào đó, họ có thể đẩy lùi hội nghị xuống tận tháng 12 hoặc họp vào cuối tháng 11 để chuẩn bị cho viễn cảnh “không thỏa hiệp” Brexit. Cả hai bên đã cùng đồng ý trước đó rằng việc Anh rời khỏi khối liên minh vào 29/3/2019 mà không có bất cứ thỏa thuận chia tách hay đường lối quan hệ trong tương lai sẽ tạo nên cơn thảm họa về kinh tế và ngoại giao.

Tuy nhiên, sau khi Anh từ chối “backstop” tức là hợp pháp vô thời hạn để ngăn chặn sự trở lại của một đường biên giới cứng giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, nghi ngờ về một Brexit “không thỏa thuận” càng ngày càng tăng dần. Chủ tịch EU Donald Tusk cho biết: Hai bên cần một cái gì đó thực sự sáng tạo để bảo vệ giá trị và thị trường chung duy nhất, một suy nghĩ mới. Tuy nhiên, ông thừa nhận không có chút lạc quan nào sau các thông báo gần nhất về cuộc đàm phán.

Bất đồng chính yếu giữa hai bên nằm ở cách làm thế nào để giữ cho biên giới Ireland tiếp tục mở sau Brexit, nhưng bà May cũng đang phải đối đầu với các nghị sĩ Anh để quyết định ly khai cuối cùng được thông qua. Để giải quyết vấn đề Ireland, Anh đề xuất bám sát theo các quy tắc hải quan của EU cho đến khi có thể ký kết một thỏa thuận thương mại rộng hơn để loại bỏ sự cần thiết của các cuộc kiểm tra biên giới.

Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng Bảo thủ đang yêu cầu kế hoạch “backstop” có giới hạn về thời gian, một điều mà EU chắc chắn sẽ không chấp nhận.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.