“Trên đe, dưới búa”
Cuộc nổi dậy chống lại ông Boris Johnson và Brexit vào ngày 31/10 bằng bất cứ giá nào là sự kiện chính của hội nghị đảng Bảo thủ, bắt đầu vào Chủ nhật tại Manchester, kéo dài đến ngày 2/10. Một tháng trước, trong hàng ngũ đảng phái chính trị chủ chốt của Anh có một sự chia rẽ thực sự khi 21 nghị sĩ, trong đó có cựu Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond tuyên bố ủng hộ Công đảng. Sự hỗ trợ của họ cho phép áp dụng luật cấm Chính phủ thực thi Brexit mà không cần thỏa thuận và sự chấp thuận của các nhà lập pháp.
Giờ đây, ông Boris Johnson cần phải đạt được thỏa thuận với Liên minh châu Âu trước ngày 19/10. Nếu điều này không thành công, theo luật pháp, Thủ tướng Anh có thể yêu cầu Brussels hoãn lại cho đến ngày 31/1/2020. Thủ tướng Anh tuyên bố sẽ không tuân thủ luật này bởi đối với ông, ý chí của cử tri được thể hiện trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 quan trọng hơn cả. Ông hy vọng rằng quan điểm của mình sẽ nhận được sự chấp thuận tại hội nghị của đảng. Tuy nhiên, tình hình sẽ rất khó để ông Johnson đạt được sự ủng hộ vô điều kiện.
Trước thềm hội nghị của đảng Bảo thủ, Tòa thị chính London đã chính thức yêu cầu ông Johnson báo cáo về việc chi tiêu 126.000 bảng từ kho bạc thành phố thời còn là Thị trưởng. Đây là số tiền đã trao cho Chính phủ Mỹ để tài trợ cho doanh nhân người Mỹ - cựu người mẫu Jennifer Akuri. Không ít ý kiến cho rằng, ông Boris Johnson ít nhiều có quan hệ thân thiện với cô người mẫu này. Vào ngày hội nghị bắt đầu, nhà báo Charlotte Edwards, trên chuyên mục của tờ Sunday Times, cho biết rằng ông Johnson đã “chạm” vào cô người mẫu dưới gầm bàn ăn trong bữa tối 20 năm trước.
Nhưng khiếu nại chính chống lại ông Johson là một trong những quyết định của Tòa án Tối cao. Tòa án này thừa nhận rằng người đứng đầu Chính phủ đã vượt quá thẩm quyền bằng cách đề nghị Nữ hoàng giải tán quốc hội trước trung tuần tháng 10. Trước thềm hội nghị, lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbin đã thúc giục ông Johnson nên từ chức.
Theo tờ Daily Telegraph, một cuộc họp đã được tổ chức tại văn phòng của ông Jeremy Corbin vào ngày 30/9, nơi các đối thủ của ông Johnson đã đồng thuận chiến thuật chung. Ngoài Công đảng (245 ghế), liên minh của các đối thủ của Thủ tướng bao gồm đảng Dân chủ Tự do (11 ghế) và đảng quốc gia xứ Wales (4 đại biểu). Tất nhiên, số nghị sĩ trên không đủ để đánh bại những người Bảo thủ (314 ghế). Tuy nhiên, cán cân lực lượng chỉ nghiêng về đảng Bảo thủ với điều kiện họ duy trì được sự đoàn kết.
Theo dự kiến, trận chiến quyết định giữa những người ủng hộ và đối thủ của người đứng đầu Chính phủ sẽ được tổ chức vào ngày 2/10. Thủ tướng Boris Johnson sẽ thuyết phục những người tham gia hội nghị bằng một bài phát biểu đề nghị ủng hộ ông.
Những diễn biến khó lường
Nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Anh, Viện Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Kira Godovanyuk cho rằng, kết quả của cuộc đấu tranh giữa những người ủng hộ và những người phản đối Thủ tướng là không thể đoán trước. “Giờ đây, Quốc hội bị chia rẽ. Điều duy nhất mà các nghị sĩ có thể đồng ý là họ không tán thành Brexit mà không có thỏa thuận” - ông Kira Godovanyuk nhận định. Cũng theo lời ông Godovanyuk, Thủ tướng Boris Johnson không muốn từ chức, nhưng có một cơ chế pháp lý để tước quyền của ông ta. Tuy nhiên, trong lịch sử Anh, lần cuối cùng nỗ lực bãi nhiệm Thủ tướng được thực hiện vào năm 1848, nhưng không thành công.
Trong bài bình luận trên kênh truyền hình Welt, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định rằng đất nước ông ủng hộ việc cho Anh một sự tôn trọng đối với Brexit. Xét rằng quan điểm của Berlin thường có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển quan điểm chung của các nước EU, chúng ta có thể nói rằng EU đã sẵn sàng để làm dịu quan điểm “Brexit của Anh chỉ có thể trước ngày 31/10”. Điều quan trọng là người Anh phải tự quyết định kể cả có hoặc không có ông Boris Johnson.