Thứ trưởng Ngô Thị Minh: Tổng hợp nguồn lực cho trường học an toàn, thân thiện

GD&TĐ - Chiều 27/11, làm việc với tỉnh Tuyên Quang, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh triển khai nhiều nội dung quan trọng cho chương trình “Điều ước cho em” - kết nối nguồn lực, xây dựng trường học an toàn, thân thiện.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại chương trình làm việc với tỉnh Tuyên Quang.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại chương trình làm việc với tỉnh Tuyên Quang.

Lan tỏa sâu rộng đến tất cả các nhà trường

Tại chương trình làm việc, Đoàn công tác đã nghe báo cáo của Sở GD&ĐT Tuyên Quang về tình hình chung của ngành giáo dục địa phương, điều kiện thực tế, cũng như nhu cầu trong việc xây dựng trường học an toàn thân thiện trên địa bàn.

Hiện toàn tỉnh Tuyên Quang có 469 trường, 822 điểm trường lẻ. Trong năm học 2020 - 2021, Tuyên Quang đã vận động tài trợ, hỗ trợ trên 32,7 tỷ đồng bao gồm các công trình nhà lớp học, nhà mái che, sân đổ bê tông, nhà vệ sinh, công trình nước sạch; các hiện vật có giá trị như phòng máy tính, bàn ghế học sinh, tivi màn hình lớn...

Ông Hoàng Việt Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang phát biểu tại buổi làm việc.
Ông Hoàng Việt Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang phát biểu tại buổi làm việc.

Hiện Tuyên Quang có tỷ lệ phòng học kiên cố hóa ở cấp học mầm non, tiểu học còn thấp (mầm non đạt 43%, tiểu học đạt 60%); số phòng bộ môn so với tiêu chuẩn cơ sở vật chất vẫn còn thiếu (hơn 1.700 phòng). Nhiều trường có học sinh bán trú còn thiếu phòng ở, bếp ăn, công trình vệ sinh, nước sạch. Tỷ lệ đáp ứng thiết bị dạy học nói chung so với nhu cầu sử dụng vẫn còn hạn chế (cấp mầm non 60%, tiểu học 46%, THCS 39%, THPT 40%).

Ông Vũ Đình Hưng, Giám đốc Sở GD&ĐT Tuyên Quang báo cáo tình hình ngành giáo dục địa phương
Ông Vũ Đình Hưng, Giám đốc Sở GD&ĐT Tuyên Quang báo cáo tình hình ngành giáo dục địa phương

Thứ trưởng Ngô Thị Minh đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Tuyên Quang trong công tác kết nối nguồn lực, xây dựng trường học an toàn, thân thiện. Đồng thời, Thứ trưởng nhấn mạnh ngành giáo dục địa phương cần xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng, phải được triển khai một cách bài bản, mang tính quá trình, vừa có trọng tâm vừa mang tính lan tỏa.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh lưu ý: Chương trình dành cho ngành giáo dục huyện Hàm Yên lần này mới chỉ lựa chọn thí điểm hỗ trợ được 10 trường học, trong thời gian tiếp theo rất cần sự vào cuộc của nhiều nguồn lực xã hội hơn nữa để hỗ trợ đến những đơn vị còn khó khăn khác, lan tỏa sâu rộng đến tất cả các nhà trường trên địa bàn.  

Tập trung làm tốt hai nội dung trọng tâm

Đánh giá về nội dung xây dựng trường học an toàn, thân thiện, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh, cần tập trung làm tốt hai nội dung trọng tâm: Đầu tư về cơ sở vật chất thiết yếu; Đẩy mạnh giáo dục kiến thức, kĩ năng an toàn cho học sinh.

Muốn vậy, cần ưu tiên kinh phí cho nâng cấp điều kiện trường lớp và mua sắm trang thiết bị dạy học, đồng thời làm tốt việc bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ giáo viên các nhà trường để nâng cao nhận thức, hiểu biết, năng lực, từ đó đảm bảo việc triển khai sẽ có chiều sâu, hiệu quả. Bên cạnh đó, rất cần sự lan tỏa, đồng hành của phía phụ huynh học sinh, để việc xây dựng trường học an toàn, thân thiện đạt hiệu quả cao.

Đại diện Viện Khoa học An toàn Việt Nam trao đổi về vấn đề phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
Đại diện Viện Khoa học An toàn Việt Nam trao đổi về vấn đề phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
Tại chương trình, đại diện Viện Khoa học An toàn Việt Nam cũng đã trao đổi một số vấn đề căn bản, trọng tâm về vai trò, ý nghĩa cấp thiết của vấn đề trang bị kiến thức, kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh, xây dựng trường học an toàn, thân thiện. Những phân tích này một lần nữa nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của việc đội ngũ giáo viên cần được bổi dưỡng, tập huấn, trang bị để có thể hỗ trợ, hướng dẫn học sinh.

Thứ trưởng cũng yêu cầu ngành giáo dục Tuyên Quang cần chú ý làm tốt một số nhiệm vụ trong quá trình triển khai chương trình: Không chỉ trang bị kiến thức mang tính lí thuyết, mà còn cần thực sự đi vào các tình huống thực tiễn; Chăm lo giáo dục về lí tưởng, tình cảm cho học sinh, nhất là trong bối cảnh cần đề cao an toàn không gian mạng; Phối hợp chặt chẽ, sâu sát nhằm huy động nguồn lực từ địa phương, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp; Giám sát quy trình triển khai thực hiện cụ thể tại các nhà trường…

Tiếp thu những nội dung chỉ đạo của Thứ trưởng Ngô Thị Minh, lãnh đạo Sở GD&ĐT Tuyên Quang khẳng định, ngành giáo dục địa phương sẽ tập trung ưu tiên 2 vấn đề trọng tâm: Đầu tư cơ sở vật chất thiết yếu của các trường học; Đẩy mạnh giáo dục kiến thức và kĩ năng an toàn cho học sinh. Ngành cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp để tạo nguồn lực triển khai xây dựng trường học an toàn, thân thiện trên địa bàn.   

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.