Thứ trưởng Ngô Thị Minh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh

GD&TĐ - Chiều 3/12, tại phường Cẩm Tây, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đã có buổi tiếp xúc cử tri.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh

Tại buổi tiếp xúc cử tri, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đã thông tin về kết quả kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV; kết quả hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh.

Thứ trưởng lắng nghe những ý kiến đóng góp của cử tri về những quy định của Luật cư trú sửa đổi; đóng góp ý kiến vào việc tổ chức thực hiện Luật Giao thông đường bộ đạt hiệu quả; tham gia dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri.
Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri.

Cử tri Bùi Thị Kim Loan (phường Cẩm Trung) bày tỏ sự nhất trí với nội dung báo cáo mà đại biểu Quốc hội trình bày trước cử tri và đánh giá cao những kết quả mà kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa XIV đã đạt được.

Cử tri Cẩm Trung đã tham gia ý kiến trực tiếp vào Luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Cử tri đề nghị Đại biểu Quốc hội quan tâm khi Luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ đi vào thực tế, các cơ quan ban hành Nghị đinh, dướng dẫn thi hành luật cần cụ thể hóa các nội dung gắn với thực trạng giao thông ở Việt nam trong mỗi giai đoạn. Việc ban hành các hướng dẫn nhất là các lĩnh vực chuyển giao từ Bộ Giao thông vân tải sang Bộ công an cần phù hợp, đảm bảo thuận tiện cho người dân nhất là trong sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe. Việc nghiên cứu lắp đặt các biển báo giao thông nhất là trong các khu vực đô thị- cần có các biển phụ, biển nhắc lại để người dân dễ dàng quan sát; các quy định về cho phép sử dụng 1 phần vỉa hè làm nơi đỗ xe phải có quy định cụ thể chung (có kích thước, tiêu chuẩn cụ thể) để thuận tiện cho các cơ quan thi hành xử lý vi phạm...

Cử tri kiến nghị những vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Cử tri kiến nghị những vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Bà Trần Thị Thu Hiền – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (TP Cẩm Phả) nêu ý kiến về định mức số lượng người làm việc giáo viên giảng dạy trong các trường tiểu học.

 Cụ thể, theo Thông tư số 16, Trường tiểu học dạy học 1 buổi/ngày tối đa 1,2 GV/lớp; 2 buổi/ngày tối đa 1,5 GV/lớp. Trong khi đó, đối với Chương trình GDPT 2006 thì môn Tiếng Anh tuy chưa bắt buộc nhưng đã được hướng dẫn thực hiện từ 2-4 tiết/tuần ở các lớp 3, 4, 5 nhằm đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Anh trong các nhà trường, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025.

Đối với Chương trình GDPT 2018, các lớp tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, môn Tin học và môn Ngoại ngữ là các môn học bắt buộc từ lớp 3.

Tuy nhiên, định mức giáo viên/lớp quy định tại Thông tư 16 chưa đáp ứng đủ số giáo viên để thực hiện dạy học môn Ngoại ngữ (hiện tại và các năm học tới) và môn Tin học (từ năm học 2022-2023).

Đối với định mức giáo viên/lớp của cấp THCS cũng có vướng mắc tương tự, đặc biệt là từ năm học 2021-2022 sẽ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 6.

Vì vậy, cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu, điều chỉnh định mức giáo viên/lớp cho phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với việc triển khai thực hiện Chương trình GDPT  mới theo quy định.

Đồng thời, cử tri Trần Thị Thu Hiền cũng đề xuất về việc hợp đồng giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục khi thiếu giáo viên theo chỉ tiêu được giao.

Những bất cập trong giáo dục được cử tri TP Cẩm Phả nêu và đề xuất hướng tháo gỡ.
Những bất cập trong giáo dục được cử tri TP Cẩm Phả nêu và đề xuất hướng tháo gỡ.

Cử tri Lương Thị Chung, Trường MN Hoa Sen nêu vấn đề bất cập trong việc sử dụng lao động hợp đồng trong trường mầm non, cụ thể với nhân viên nấu ăn và nhân viên bảo vệ.

Cụ thể, đặc thù của cấp học mầm non ngoài công tác dạy dỗ còn có chăm sóc và nuôi dưỡng. Tuy nhiên, do nhân viên nấu ăn hiện nay không được giao chỉ tiêu biên chế, hợp đồng nên không được hưởng lương ngân sách nhà nước, tiền lương của nhân viên nấu ăn  do cha mẹ học sinh chi trả.

Việc quy định mỗi trường MN không quá 2 bảo vệ không phù hợp và bất cập, khó khăn trong quản lý và đảm bảo an toàn trường học. Đồng thời chế độ làm việc của người lao động đã được quy định rất rõ trong Bộ Luật lao động (người lao động làm việc 8h/1 ngày), như vậy nếu sử dụng 2 nhân viên bảo vệ cho một trường thì vi phạm Luật lao động.

Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung nội dung tại Khoản 1, Điều 6, Thông tư 6 nội dung quy định về nhân viên bảo vệ; nhân viên nấu ăn tại các trường Mầm non. Các trường MN được ký lao động hợp đồng để bố trí vào vị trí nấu ăn, nhân viên nấu ăn được hưởng lương và các chế độ từ nguồn ngân sách nhà nước.

Đồng thời kiến nghị sửa đổi nội dung tại Khoản 2, Điều 6, Thông tư 6 căn cứ vào điều kiện, nhu cầu, trường mẫu giáo, trường mầm non ký hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhưng không vượt quá 2 người/1 điểm trường.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh lắng nghe những ý kiến kiến nghị của cử tri, đặc biệt những bất cập trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Thứ trưởng sẽ sớm tổng hợp ý kiến về Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh để báo cáo Quốc hội.

Đồng thời, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh hứa sẽ có tiếng nói, đóng góp với các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong thực hiện các quy định liên quan đến giáo dục, đào tạo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.