Thụ tinh trong ống nghiệm có thể cứu loài tê giác trắng khỏi sự tuyệt chủng

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã tạo ra phôi lai từ tinh trùng của tê giác trắng phương Bắc với hy vọng việc thụ tinh trong ống nghiệm có thể cứu được loài này khỏi sự tuyệt chủng.

Thụ tinh trong ống nghiệm có thể cứu loài tê giác trắng khỏi sự tuyệt chủng

Tê giác trắng phương Bắc là loài động vật có vú bị đe dọa nhất trên thế giới, và chỉ còn hai thành viên duy nhất, 1 con mẹ và 1 con cái, sống trong Khu bảo tồn Ol Pejeta của Kenya.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xoay xở thu thập khoảng 300 ml tinh dịch từ bốn con tê giác đực cuối cùng, mà theo họ, đó là một số lượng lớn, mặc dù chất lượng quá thấp để cho thụ tinh.

Một số trong lượng này đã được sử dụng để thụ tinh cho trứng trong ống nghiệm từ họ hàng gần nhất của loài này - tê giác trắng phía nam - họ hy vọng sử dụng các kỹ thuật tương tự để tạo ra phôi của tê giác trắng phương bắc thuần chủng với trứng thu được từ hai con cái. Phôi này sau đó có thể được cấy ghép vào một đại diện để mang thai.

Thomas Hildebrandt thuộc Viện Nghiên cứu Thú vật và Động vật Hoang dã Leibniz của Đức, người đồng lãnh đạo công trình cho biết: "Trong vòng ba năm, chúng tôi hy vọng sẽ có con tê giác đầu tiên (tê giác trắng phía bắc) sinh ra". Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature Communications vào thứ Tư.

Tinh trùng cấp thấp phải được kích hoạt trong một môi trường nuôi cấy phòng thí nghiệm để chúng có thể sử dụng trong kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được gọi là tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (Intracytoplasmic injection).

Các phôi lai đã phát triển đủ để cấy ghép, và bây giờ đã được đông lạnh trong khi các nhà khoa học tìm kiếm những con tê giác trắng phía nam thay thế có tiềm năng để mang thai.

Cesare Galli, thuộc công ty sản xuất động vật được hỗ trợ Avantea ở Ý, là cộng sự với Hildebrandt, cho biết ban đầu đã có sự phản đối mạnh mẽ từ một số nhà bảo tồn về việc “can thiệp vào tự nhiên” bằng cách sử dụng IVF hoặc các kỹ thuật phòng thí nghiệm khác để cứu tê giác trắng phía bắc. Ông chia sẻ "Nhiều người làm việc trong lĩnh vực bảo tồn rất phản đối việc sử dụng công nghệ sinh học".

Tuy nhiên, Hildebrandt lập luận rằng việc sử dụng công nghệ sinh học không phải là không tự nhiên, mà nó đơn giản là sửa chữa một sự thay đổi trong hệ sinh thái gây ra bởi nạn săn bắt loài tê giác của con người.

Theo ông Hildebrandt, “Tê giác trắng phương Bắc đã không thất bại trong tiến hóa, nó đã thất bại bởi vì nó không chống được đạn. Nó đã bị tàn sát. Điều đó gây ra sự mất cân đối trong hệ sinh thái ... và chúng ta có các công cụ trong tay để sửa chữa nó."

Theo Dân trí/RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quán ăn đông kín khách, nhân viên phải làm việc liên tục. Ảnh: Nhật Minh

Hàng quán mở xuyên Tết: Cơ hội thu nhập cao

GD&TĐ - Trước nhu cầu ăn uống, vui chơi, gặp mặt đầu năm của người dân tăng cao, hầu hết nhà hàng, quán cà phê mở xuyên kỳ nghỉ đều đối mặt nguy cơ rơi vào trạng thái quá tải