Thu hút học sinh vào học nghề chưa được quan tâm nhiều

GD&TĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thu hút học sinh vào học nghề cũng chưa được quan tâm nhiều.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội - sáng 6/6.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội - sáng 6/6.

Sáng 6/6, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương (đoàn Quảng Ngãi) viện dẫn: Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, giải pháp của Bộ về giáo dục nghề nghiệp là có chính sách để thu hút học sinh khá, giỏi vào giáo dục nghề nghiệp.

Đại biểu đặt câu hỏi, vậy những chính sách này là gì, khi nào được thực hiện và khi nào giáo dục nghề nghiệp mới là một bậc học của giáo dục quốc dân? Làm thế nào không để học nghề là sự lựa chọn cuối cùng.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, giáo dục nghề nghiệp là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã hoàn thiện cơ cấu, hệ thống giáo dục, có sự liên thông giữa giáo dục phổ thông - giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Quốc hội cũng đã thông qua 3 luật liên quan, đó là Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục và Luật Giáo dục dạy nghề.

Hiện nay, quy mô tuyển sinh của chúng ta có khoảng hơn 2 triệu sinh viên, học sinh vào học nghề. So với cách đây 5 năm thì bình quân mỗi năm là 500.000 người. Đây là sự tiến bộ rõ rệt. Trong số 2 triệu này có khoảng 25% là trung cấp, 26% là cao đẳng.

Tuy nhiên, giáo dục nghề nghiệp hiện nay cả về quy mô và chất lượng còn nhiều vấn đề quan tâm. Trong đó, quy mô chưa lớn, chất lượng giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự tốt, cần nhiều giải pháp để nâng cao. Các hệ thống chính sách pháp luật để ưu đãi, thu hút học sinh vào học nghề cũng chưa được quan tâm nhiều.

Đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.

Đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, muốn đổi mới giáo dục nghề nghiệp, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức xã hội. Đa số học sinh, sinh viên học nghề rơi vào các trường hợp:

Thứ nhất, số học sinh không có nhu cầu hoặc khó có nhu cầu học lên.

Thứ hai, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, các em học sinh muốn ra trường có việc làm ngay. Để thay đổi thực trạng này, vừa qua, chúng ta có nhiều chính sách khuyến khích học sinh học nghề, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đi học nghề sẽ được miễn phí hoàn toàn.

Các em khi học nghề ra trường được ưu tiên tìm việc. Số học sinh tiên tiến, sau khi học nghề ra được tiếp tục đào tạo chương trình chất lượng cao miễn phí hoàn toàn.

Liên quan đến tình hình lao động, việc làm; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, đây là những vấn đề lớn, liên quan trực tiếp đến đời sống, miếng ăn, giấc ngủ hàng ngày của hàng triệu người dân, người lao động và lực lượng hưu trí cả nước.

Thời gian qua, trong bối cảnh nhiều thay đổi nhanh chóng và phức tạp, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội.

“Chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn để cơ bản đảm bảo các chính sách an sinh xã hội và đời sống nhân dân, triển khai nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả nhiều chính sách xã hội, nhằm hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động trong khắc phục khó khăn do đại dịch gây ra”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.