Chắc hẳn, trong làng đại gia ai cũng từng biết đến câu chuyện quan tài của ông P., một người chuyên kinh doanh vàng bạc đá quý ở Chợ Lớn (TP.HCM). Đại gia này chi 500 triệu tiền cọc cho một cơ sở để làm một cỗ quan tài theo yêu cầu. Ngoài tiền công, nếu làm đẹp, người thợ sẽ được nhận thêm 1,5 tỷ đồng tiền thưởng.
Ông P. vốn là người làm kinh doanh nên rất mê tín. Khi ông đi xem bói thì được thầy phán, nếu chết xuống cõi âm mà muốn gia đình tiếp tục ăn nên làm ra thì phải chạm trên quan tài một đôi cá chép, thỏi vàng và 2 chữ Tài - Lộc.
Khi cỗ quan tài của ông P. làm xong, rất nhiều người kéo đến xem, vì trong đời họ chưa bao giờ thấy một cỗ quan tài nào chạm trổ kỳ công, lại dát vàng, đá quý như thế.
Theo chủ một trại hòm ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) thì những cái hòm có một không hai chủ yếu làm từ gỗ pơ mu, giáng hương, gụ, xà cừ. Giá mỗi chiếc hòm dao động từ 170 đến 250 triệu đồng tùy từng loại gỗ và hình chạm khắc trên đó.
Một chiếc hòm cầu kỳ thường có 2 nắp, phía dưới nắp gỗ là một nắp thủy tinh trong suốt cho mọi người khi viếng có thể nhìn mặt người thân mình. Nếu muốn tạo ấn tượng với người đi viếng nên mua hoa hồng đen rải xung quanh người mất, rất đẹp và sang trọng. Bà sẽ cung cấp loại hoa hồng đen nhập từ nước ngoài về nên “cứ yên tâm về chất lượng”.
Kiểu dáng ưa chuộng của các đại gia là rồng, cọp, đại bàng, đính vàng 24k, 18k hoặc đá quý. Giá cả cũng theo đó mà thay đổi, thấp nhất là 1,5 tỷ đồng, cao thì lên đến cả chục tỷ đồng.
Giá cả cũng theo đó mà thay đổi, thấp nhất là 1,5 tỷ đồng, cao thì lên đến cả chục tỷ đồng. Tất cả nguyên vật liệu đều phải đặt hàng từ nước ngoài. Một quan tài như vậy sẽ có giá 6 tỷ trở lên.
Các đại gia người Việt hiện nay thích chơi gỗ sưa làm vật dụng trong nhà cũng không thiếu. Người ta kháo nhau một đại gia Hà Nội thuê thợ chế tác một quan tài gỗ sưa. Qua mô tả hình hài, kích thước, nhiều người nhẩm tính giá chiếc quan tài khoảng 60 tỷ đồng.
Và có một điều lạ là xác người khi được an táng trong quan tài bằng gỗ huỳnh đàn sẽ không bị tan rã mà khô quắt lại. Càng lạ hơn là khi hút tử khí người chết, gỗ huỳnh đàn phát mùi thơm dễ chịu, gỗ có màu đỏ như máu bầm. Đây là lý do giúp người ta không bị nhầm lẫn gỗ từ quan tài huỳnh đàn với các loại danh mộc khác”.
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người lắm tiền tin rằng những phiến gỗ từ quan tài huỳnh đàn rất linh, đặc biệt là với dân khoái cầu cơ, có thời điểm họ không tiếc tiền, sẵn sàng trả đến mấy cây vàng cho phiến gỗ huỳnh đàn mang hơi hướm người chết vì tin rằng gỗ hòm như thế khi tạc hình con cơ dùng để cầu cơ rất thần hiệu.