Thống nhất nội dung giáo dục đặc thù trong trường phổ thông dân tộc bán trú

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Gia Lai vừa có yêu cầu phòng GD&ĐT đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho các trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) thực hiện nội dung giáo dục đặc thù thực sự có hiệu quả, thiết thực, tránh hình thức.
Thống nhất nội dung giáo dục đặc thù trong trường phổ thông dân tộc bán trú

Theo Sở này, xét về đặc điểm và tính chất, trường PTDTNT, PTDTBT có nhiều điểm tương đồng, đều là loại hình trường chuyên biệt và có cùng chung mục đích đào tạo là góp phần tạo nguồn cán bộ cho vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.

Học sinh trường PTDTBT có những đặc điểm tâm lý về lứa tuổi như những học sinh các trường phổ thông khác.

Hiện toàn tỉnh Gia Lai đã thành lập được 21 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, thuộc 8 huyện trong tỉnh: 

Kbang, Kông Chro, Mang Yang, Đak Đoa, Chư Sê, Phú Thiện, Đức Cơ và Krông Pa với 3.286 học sinh; tăng 1 trường và 355 học sinh so với năm học 2013 - 2014.

Cùng mục tiêu giáo dục chung như các trường phổ thông, học sinh trường PTDTBT cũng được giáo dục với những nội dung và phương pháp chung như: Giáo dục đạo đức và ý thức công dân, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động và hướng nghiệp, giáo dục thể chất, giáo dục môi trường, giáo dục dân số, giáo dục giới tính, giáo dục giá trị sống và giáo dục kỹ năng sống...

Bên cạnh đó, học sinh trường PTDTBT cần phải được tiến hành giáo dục các nội dung giáo dục đặc thù.

Cụ thể đó là: hoạt động quản lý học sinh bán trú; hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc; hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe học sinh; hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống.

Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết, qua theo dõi, trong thời gian vừa qua, hầu hết các trường PTDTBT đã tổ chức ừiển khai thực hiện các nội dung giáo dục đặc thù trong đơn vị mình.

Tuy nhiên, việc thực hiện các hoạt động này chưa đầy đủ, chưa có sự thống nhất trong các nhà trường.

Cá biệt, có một số hoạt động ở một số đơn vị khi triển khai còn mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả và chưa trở thành các hoạt động thường xuyên trong nhà trường.

Để đảm bảo sự thống nhất chung và nâng cao hiệu quả, chất lượng của các nội dung giáo dục đặc thù trong hệ thống trường PTDTBT của tỉnh, Sở GD&ĐT đề nghị Trưởng phòng GD&ĐT các huyện có trường PTDTBT nghiên cứu xây dựng thành quy định các nội dung giáo dục đặc thù trong trường PTDTBT thuộc đơn vị mình quản lý.

Sau khi đã ban hành quy định các nội dung giáo dục đặc thù trong trường PTDTBT, Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng các trường xây dựng kế hoạch tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh triển khai thực hiện các nội dung giáo dục đặc thù đảm bảo đầy đủ, nghiêm túc.

Tất cả các nội dung giáo dục đặc thù đều phải được thể hiện trong kế hoạch công tác hàng năm, tháng, tuần của nhà trường và được lưu trữ trong hồ sơ quản lý của đơn vị theo quy định.

Thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục đặc thù của các trường PTDTBT; kịp thời nhắc nhở, uốn nắn những sai sót, lệch lạc trong quá trình thực hiện.

Trong báo cáo sơ kết và tổng kết năm học hàng năm, phải có phần đánh giá về kết quả thực hiện các nội dung giáo dục đặc thù của các trường PTDTBT thuộc đơn vị mình quản lý.

Chậm nhất ngày 31/1/2015, Phòng GD&ĐT các huyện phải gửi quy định nội dung giáo dục đặc thù trong trường PTDTBT thuộc đơn vị mình về Sở GD&ĐT để theo dõi, quản lý và chỉ đạo.

Cá nóc chứa nhiều dưỡng chất để sản xuất thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng từ cá nóc

GD&TĐ - Syrup từ cá nóc dùng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, viên nang giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ rối loạn chuyển hóa lipid máu...
Tặng quà Trung thu cho các cháu thiếu niên nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới biển.

Rộn ràng Tết Trung thu biên giới

GD&TĐ - Tối 28/9, Đồn Biên phòng Vĩnh Hải (Sóc Trăng) tổ chức Tết Trung thu cho con cán bộ đơn vị và thiếu niên, nhi đồng khu vực biên giới biển.