Thời tiết khác thường ở Nam cực

GD&TĐ - Lần đầu tiên, các nhà khí tượng học quan sát được mưa ở gần Trạm Nghiên cứu khoa học McMurdo của Mỹ (đặt tại Nam cực), nơi mà từ trước tới nay chỉ có tuyết rơi. 

Trạm Nghiên cứu khoa học McMurdo. Ảnh chụp từ vệ tinh.
Trạm Nghiên cứu khoa học McMurdo. Ảnh chụp từ vệ tinh.

Mặc dù phát hiện là đáng lo ngại, tuy nhiên nó có thể dẫn đến việc hoàn thiện mô hình khí hậu (mô tả chuyển động của không khí và các điều kiện khí hậu trên Trái đất).

Bình thường, thời tiết khá đơn giản để dự báo. Chúng ta có thể lường trước được mưa, khi mà nhiệt độ không khí ở trên 0 độ C; dự đoán có tuyết, khi thấy có giá rét mạnh.

Trong các điều kiện thời tiết phức tạp, chúng ta cảm nhận thấy cả mưa đá – khi đó nhiệt độ trên mặt đất cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ ở độ cao các đám mây. Ở Trạm McMurdo, thay cho mưa đá, người ta gặp mưa phùn.

Trong quá trình rơi xuống đất, những hạt mưa bị đóng băng, tạo thành “băng đen” (black ice) trên mặt đất. Vậy hiện tượng này ở Nam cực có gì đáng lo ngại? Thông thường “băng đen” (lớp phủ mỏng của băng trên một bề mặt) xuất hiện khi nhiệt độ không khí thấp hơn không độ (0 độ) một chút.

Thế nhưng, nhiệt độ ở khu vực Trạm McMurdo thấp hơn 0 độ rất nhiều, xuống tới -25 độ C. Mặc dù vậy, mưa nhỏ vẫn rơi với các hạt mưa kích thước dưới 0,5 mm trong suốt 7,5 giờ!

Năm 2016, một hiện tượng tương tự cũng đã xảy ra ở khu vực này. Khi đó, các thiết bị khí tượng ghi nhận những hạt mưa rất nhỏ, vẫn rơi xuống mặc dù trời buốt giá. Các bức ảnh vệ tinh cũng cho thấy mưa phùn xuất hiện trên diện tích khoảng 1.000 kilomet vuông, dọc theo thềm băng Ross (thềm băng lớn nhất của Nam cực).

Cho đến nay, các mô hình khí hậu coi mưa hoặc mưa phùn là cùng một hiện tượng và không thể xảy ra ở nhiệt độ quá thấp. Hiện giờ, các nhà khoa học cũng biết rằng cần thay đổi quan điểm đó, đồng thời cần phân biệt rõ ràng từng loại mưa. Mưa phùn cần phải được mô phỏng một cách thích hợp – vì lý do ảnh hưởng của mưa phùn đối với đời sống của đám mây.

Bằng cách nào mà mưa phùn có thể xuất hiện ở nhiệt độ quá thấp trên thềm băng Ross? Câu trả lời của các nhà khoa học: Đó là do hiện tượng siêu lạnh, trong đó nước vẫn ở trong trạng thái lỏng dưới điểm đóng băng.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.
Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.