Thông ở Tây Nguyên bị kẻ xấu diệt bằng hóa chất

GD&TĐ - Vụ việc gần đây nhất xảy ra vào ngày 18/9 tại tiểu khu 1686 và 1697 thuộc quản lý của UBND xã Đắk Ha (Đắk Glong), 630 cây thông trên 6ha bỗng dưng rũ lá rồi chết.

Một lượng thuốc diệt cỏ vừa đủ được nhồi qua lỗ khoan khiến cây thông chết dần. Ảnh: INT
Một lượng thuốc diệt cỏ vừa đủ được nhồi qua lỗ khoan khiến cây thông chết dần. Ảnh: INT

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện mỗi cây thông (đường kính 20 - 70 cm, 35 tuổi) bị khoan nhiều lỗ rồi đổ hóa chất vào. Ở những mũi khoan sâu từ 5 - 6cm nồng nặc mùi hóa chất là thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ. Cơ quan chức năng cũng tìm thấy nhiều chai thuốc diệt có đã hết bỏ lại hiện trường.

Trước đó, ngày 6/9, cơ quan chức năng phát hiện 392 cây thông trên diện tích gần 1,1ha tại khoảnh 8, tiểu khu 1699 (thuộc rừng phòng hộ cảnh quan quốc lộ 14, thôn Păng Sim, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song) cũng bị khoan lỗ và đổ hóa chất vào để cây chết dần. Phần lớn cây thông đều có đường kính từ 10 - 50cm. Rừng phòng hộ cảnh quan dọc quốc lộ 14, đoạn qua xã Trường Xuân có hơn 162ha, được giao cho 25 hộ gia đình quản lý, bảo vệ và thường xuyên bị kẻ xấu đầu độc để giành đất.

Hàng ngàn cây thông ở Tây Nguyên bị những kẻ xấu gọt vỏ, đầu độc đến chết khô nhưng cơ quan chức năng khó phát hiện. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông cho biết tình trạng phá rừng, ken cây, đổ hóa chất hủy họai rừng thông, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác rừng trái phép tại khu vực rừng thông dọc quốc lộ 14 và 28 thuộc địa bàn huyện Đắk Song và Đắk Glong diễn biến phức tạp nhiều năm nay.

Chín tháng đầu năm nay, trong số 19 vụ phá rừng thông dọc quốc lộ 14 và quốc lộ 28 với hơn 3.000 cây thông bị bức tử trên diện tích khoảng 12 ha, công an đã vào cuộc điều tra, xử lý sáu vụ, khắc phục hậu quả sáu vụ và đang xử lý bảy vụ. Báo cáo của Chi cục Kiểm lâm cho thấy, việc phá rừng thông (khoan lỗ, vạc vỏ, đổ, bơm hóa chất) để cây chết dần rất khó phát hiện, xử lý. Rừng thông chủ yếu kéo dài theo quốc lộ, tỉnh lộ. Nơi đây có sự thuận tiện về đi lại, buôn bán nên nhiều người bất chấp quy định pháp luật, dùng mọi thủ đoạn để phá rừng, lấn chiếm đất rừng. Việc mật phục để bắt quả tang những người ken cây, đổ hóa chất, hủy hoại rừng thông rất khó khăn vì đối tượng thường hoạt động vào ban đêm và lúc rạng sáng.

Không chỉ ở Đắk Nông, tình trạng đổ hóa chất đầu độc còn diễn ra tại Lâm Đồng. Cụ thể, tại Tiểu khu 460 thuộc lâm phần quản lý của Ban quản lý Rừng phòng hộ Đam Bri (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm) đã xảy ra một vụ hạ độc rừng thông khiến hàng trăm cây thông 33 năm tuổi bị chết đứng. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.