Thanh Hóa: Thực hiện hiệu quả nhiều mô hình, chính sách giảm nghèo

GD&TĐ - Tại Thanh Hóa, từ Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững nhiều mô hình đã được xây dựng trên cơ sở đề xuất của người dân, thống nhất của chính quyền cấp xã và phê duyệt của cấp huyện; có cơ chế thu hồi một phần vốn hoặc hiện vật để luân chuyển cho nhiều hộ được tham gia. 

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện quản lý vốn vay giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn cho 26 dự án của thanh niên.
Các cấp bộ đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện quản lý vốn vay giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn cho 26 dự án của thanh niên.

Các hộ tham gia đều được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đồng thời phải góp một phần kinh phí đối ứng và có cam kết phấn đấu thoát nghèo khi kết thúc chu kỳ hỗ trợ, nên đã nâng cao được ý thức, trách nhiệm của hộ nghèo.

Đã có 1.354 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hưởng lợi từ các dự án, mô hình. Thu nhập của các hộ tham gia dự án, mô hình tăng bình quân từ 1,8 đến 2,0 lần so với năm 2015; bình quân có khoảng 15% hộ gia đình tham gia dự án, mô hình thoát nghèo hàng năm. Những huyện chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo là: Như Xuân, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Như Thanh...

Trong công tác xóa đói, giảm nghèo, nhiều tổ chức đoàn thể đã phát huy được tính tiền phong, sáng tạo để giúp đỡ hội viên xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững. Từ năm 2016 đến nay, các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã xây dựng, thực hiện được gần 50 mô hình phát triển sản xuất, giảm nghèo cho trên 2.000 hội viên với kinh phí hỗ trợ trên 15 tỷ đồng, tiêu biểu như các mô hình nuôi trâu, bò, lợn cỏ sinh sản, lợn rừng, gà ri lai thương phẩm; nuôi cá lồng; trồng cam V2, bưởi Diễn, bí xanh, nghệ ruột đỏ, hoa...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ