Thách thức của chuyển đổi số với việc tiếp cận công bằng các dịch vụ thiết yếu thời Covid-19

GD&TĐ - Ngày 24, 25/11, Viện Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN chủ trì tổ chức Diễn đàn Franconomics lần 3 với chủ đề “Những thách thức của chuyển đổi số với việc tiếp cận công bằng các dịch vụ thiết yếu trong thời đại Covid-19”.

Các đại diện đại biểu và khách mời tham dự tại Hội trường.
Các đại diện đại biểu và khách mời tham dự tại Hội trường.

Diễn đàn được Viện Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN (IFI) phối hợp với Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) tổ chức, diễn ra dưới hình thức kết hợp trực tiếp tại ĐHQG HN và trực tuyến, với sự tham dự của đại diện các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học kết nối từ hơn 20 quốc gia.

Tham dự sự kiện có đại diện của tác tổ chức quốc tế Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO); đại diện đại sứ quán tại Việt Nam của nhiều quốc gia (Pháp, Canada, Bỉ, Roumani, Vương quốc Ma-rốc, Mozambique, Al-gé-rie, Lào, Monaco, Palestine …); đại diện các Bộ, Ngành của Việt Nam (Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Ngoại giao) và một số quốc gia châu Phi; các trường đại học trong và ngoài nước; các doanh nghiệp; và các nhà nghiên cứu từ hơn 20 quốc gia.

Các đại biểu và khách tham dự online.
Các đại biểu và khách tham dự online.

Phát biểu tại sự kiện, ông Chékou Oussouman, Trưởng Đại diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương đề cập tới vai trò của chuyển đổi số trong việc cung cấp những dịch vụ thiết yếu trong giai đoạn khó khăn do covid gây ra. Ông cũng chỉ ra sự bất bình đẳng đang tồn tại trong việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu ở tất cả các quốc gia bất kể trình độ phát triển, trong đó có các quốc gia châu Phi, và các đối tượng chịu thiệt thường là phụ nữ, trẻ em và những người yếu thế. Ông tin tưởng rằng những trao đổi, thảo luận của các chuyên gia, nhà quản lý và những người quan tâm tham gia hội thảo sẽ giúp tìm ra những giải pháp hữu ích để hạn chế sự bất bình đăng này.

Đại sứ Pháp tại Việt Nam - Ông Nicolas Warnely đã nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số trong việc cung cấp dịch vụ cho người dân trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 bùng phát trên toàn thế giới, giúp duy trì cuộc sống người dân trong hoàn cảnh mới. Sự thành công của Việt Nam, Pháp và nhiều quốc gia khác trong ứng dụng chuyển đổi số để vượt qua đại dịch trong thời kỳ covid đã minh chứng cho điều đó.

GS.TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
GS.TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

GS.TS Lê Quân - Giám đốc ĐHQGHN đánh giá cao ý nghĩa của Diễn đàn Franconomics thường niên do IFI phối hợp với các đối tác tổ chức và khẳng định Franconomics 2021 đã đề cập chủ đề rất quan trọng. Diễn đàn tạo cơ hội nhìn nhận lại những thách thức của chuyển đổi số để tiếp cận công bằng với các dịch vụ thiết yếu trong thời kỳ Covid-19 như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và công nghiệp 4.0, nông nghiệp thông minh và một số lĩnh vực thiết yếu khác.

Đại diện AUF khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ông Fabien Méheust, Phó Giám đốc AUF cũng khẳng định, giáo dục đại học và nghiên cứu cũng là một trong những lĩnh vực thiết yếu đang chịu sự tác động mạnh mẽ của chuyển đổi số. Ông cũng nêu ra các khía cạnh tiêu cực của chuyển đổi số hiện đang tồn tại trong lĩnh vực giáo dục và một số lĩnh vực thiết yếu khác và mong muốn rằng chúng ta cần cùng nhau tìm ra các giả pháp để phát huy các mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của chuyển đổi số cả trong và sau bối cảnh covid để hướng tới một sự phát triển bền vững.

Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI.
Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI.

Thay mặt các đơn vị tổ chức và đồng tổ chức phát biểu khai mạc Hội nghị, TS. Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI, đồng tình với những mặt tồn tại của chuyển đổi số đang đặt ra cho tất cả các quốc gia trong và sau thời kỳ covid, và nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này thì “ … đòi hỏi không chỉ nỗ lực riêng lẻ của mỗi quốc gia, chinh phủ, mà còn cần một mô hình hợp tác mới của tất cả các chủ thể tham gia vào đời sống kinh tế xã hội, nhằm xây dựng một nền kinh tế thông minh, một xã hội thông minh vì một tương lai tươi sáng chung của mọi quốc gia”.

Hội thảo gồm 1 phiên toàn thể và 3 phiên chuyên đề thảo luận chuyên sâu về các chủ đề khác nhau về chuyển đổi số nói chung và trong bối cảnh Covid -19 nói riêng. Phiên toàn thể bao gồm các tham luận về những thách thức của giáo dục đại học trong bối cảnh Covid -19.

Sau phiên toàn thể là 3 phiên chuyên đề diễn ra song song với các không gian thảo luận chuyên sâu. Cụ thể, chuyên chuyên đề 1: “Chuyển đổi số và tiếp cận công bằng công nghệ số”. Chuyên chuyên đề 2: “Chuyển đổi số và thách thức trong tiếp cận các dịch vụ y tế - giáo dục”. Chuyên đề 3: “Chuyển đổi số và Công nghiệp 4.0 tại các nước đang phát triển”.

Ngày 25/11, diễn đàn Franconomics 2021 tiếp tục với Hội thảo về “Nông nghiệp thông minh: tiềm năng và hiện thực”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ