Sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong phát triển giáo dục

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

“Với tỉ lệ này, tôi đánh giá cao Ban soạn thảo đã tiếp thu, giải trình đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến góp ý”, ông Tường cho biết và khẳng định Luật Giáo dục (sửa đổi) sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong phát triển giáo dục hiện nay.

Tân Bí thư huyện ủy Thanh Thủy nêu rõ: Luật Giáo dục (sửa đổi) sẽ tạo đà để giáo dục phát triển theo tinh thần của Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo đồng bộ trong đổi mới giáo dục. Đồng thời, Luật cũng giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra hiện nay như: Mục tiêu giáo dục; phân luồng; đầu tư cho giáo dục; quản lý Nhà nước về giáo dục, quản trị của giáo dục ở cơ sở, xã hội hóa giáo dục...

Đặc biệt, ông Nguyễn Minh Tường đánh giá cao về mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Bởi mục tiêu bao hàm cả chiến lược và triết lý giáo dục. Đặt ra mục tiêu rõ ràng thì sẽ định hướng cho nền GD phát triển.

Luật Giáo dục (sửa đổi) lần này cũng cụ thể về Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo giáo dục như Điều 96: Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được phân bổ theo nguyên tắc công khai, dân chủ...

Ông Nguyễn Minh Tường
Ông Nguyễn Minh Tường 

“Luật Giáo dục (sửa đổi) góp phần giải quyết được nhiều vấn đề đang đặt ra cho ngành Giáo dục và mang bước ngoặt quan trọng. Qua đó, sẽ giúp ngành ổn định lâu dài và đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới.

Tuy nhiên, làm giáo dục là cả một quá trình. Đừng nghĩ rằng, khi Luật được Quốc hội thông qua rồi sẽ làm thay đổi hoặc chuyển động ngay nền giáo dục - mà cần phải có nguồn lực và lộ trình.

Đặc biệt là trong điều kiện ngân sách đầu tư cho giáo dục còn eo hẹp, Nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục như Điều 16, đó là: Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao” – ông Nguyễn Minh Tường nêu quan điểm.

“Những điểm mới của Luật Giáo dục (sửa đổi) vừa được thông qua sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc, quan trọng nhất để tập trung cho phát triển giáo dục, kỳ vọng để giáo dục thực sự phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”. -  Ông Nguyễn Minh Tường

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ